EU sẽ xét xử vụ trứng “bẩn” làm chao đảo châu Âu

(PLO) - Kể từ khi vụ bê bối trứng nhiễm Fipronil bị phanh phui hôm 1/8, hàng triệu quả trứng và các sản phẩm làm từ trứng đã đồng loạt bị rút khỏi kệ hàng tại các siêu thị châu Âu. 
Thiệt hại do bê bối trứng nhiễm Fipronil đã lên tới ít nhất 150 triệu euro (tương đương 176 triệu USD) và có thể sẽ tiếp tục tăng cao
Thiệt hại do bê bối trứng nhiễm Fipronil đã lên tới ít nhất 150 triệu euro (tương đương 176 triệu USD) và có thể sẽ tiếp tục tăng cao

Theo báo chí châu Âu (EU), những cuộc thảo luận đầu tiên về vụ bê bối liên quan đến trứng gà nhiễm chất độc Fipronil, theo yêu cầu của Đức, dự kiến sẽ diễn ra vào hai ngày 4 và 5/9, bên lề Hội nghị Bộ trưởng nông nghiệp EU tại Estonia. Ủy ban châu Âu (EC) cũng cho biết một cuộc họp đặc biệt về vấn đề trứng gà nhiễm độc sẽ diễn ra ngày 26/9. 

Ủy viên châu Âu phụ trách y tế và an toàn thực phẩm Vytenis Andriukaitis cho biết EC sẽ làm việc với các nước thành viên để tìm cách giải quyết vấn đề và rút ra những bài học cần thiết hơn là tốn công tốn sức trong việc buộc tội lẫn nhau. Các cuộc thảo luận chính trị sẽ được tiến hành là phản ứng mà EU cần phải có đối với vụ bê bối liên quan đến trứng gà nhiễm chất độc Fipronil và từ nay đến lúc đó cần phải thu thập được tối đa các thông tin cần thiết để cuộc gặp có thể thảo luận và rút ra được những bài học giúp cải thiện sự phối hợp thông tin và hệ thống cảnh báo trong tình huống khủng hoảng. 

Đức và Pháp, nơi các trang trại trực tiếp bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm bán gà, đã đưa ra các chỉ trích nhằm vào hai nước Bỉ và Hà Lan. Tại hai quốc gia này, hơn 200 trang trại nuôi gà lấy trứng đã bị nhiễm độc sau khi tẩy trùng chuồng trại bằng các sản phẩm có chứa Fipronil, một loại thuốc diệt khuẩn bị cấm sử dụng trong lĩnh chăn nuôi gia cầm dùng làm thực phẩm. 

Trước làn sóng chỉ trích từ các nước láng giềng, Chính phủ Hà Lan thừa nhận đã phạm sai lầm trong quản lý vụ bê bối trứng gà “bẩn”, tuy nhiên bác bỏ tất cả các cáo buộc “cẩu thả”. Bộ trưởng y tế Hà Lan Edith Schippers thừa nhận rằng các cuộc khủng hoảng thường kéo theo các sai lầm và vụ việc lần này cũng không phải là ngoại lệ. Bà Schippers lý giải rằng do không tìm thấy chứng cứ cho thấy chất Fipronil có trong trứng gà nên các nhà chức trách đã không tiến hành kiểm tra vào thời điểm cuối năm 2016. 

EC cũng cho biết vụ bê bối về chất Fipronil gây ảnh hưởng đến 17 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 15 nước EU cùng hai khu vực bên ngoài là Thụy Sĩ và Hong Kong.

Đọc thêm