“Hậu trường” nhượng quyền xuất bản tạp chí quốc tế tại Việt Nam

(PLO) - Tính đến thời điểm này, khi thời thịnh của các tạp chí in bằng giấy couche (loại giấy in sang trọng và đắt tiền nhất) đã tạm qua thì những ấn phẩm mua nhượng quyền từ nước ngoài về Việt Nam vẫn… sống khỏe. Những Stuff, OK, Cosmopolitan, Her World, Prince cho đến Elle, Harpers Bazaar, Forbes…  phiên bản Việt đều vẫn xuất bản đều đặn với chi phí quảng cáo mỗi trang có thể lên tới hơn 100 triệu đồng. 
Một số tạp chí quốc tế phiên bản Việt có uy tín
Một số tạp chí quốc tế phiên bản Việt có uy tín

Những thương hiệu xuyên biên giới 

Her World (một tạp chí nội bộ khu vực Đông Nam Á), ấn phẩm quốc tế  nhượng quyền xuất bản đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam đã ngay lập tức nổi bật trên các sạp báo từ năm 2009 do Công ty Truyền thông Hoa Mặt Trời mua bản quyền với số lượng phát hành lên đến 20.000 bản. 

Thời điểm ấy, Hoa Mặt Trời cũng đã khá đình đám khi sản xuất vài tạp chí tên tuổi trong nước như Tiếp thị và Gia đình, Văn hóa Thông tin… Nhưng khi Her World  xuất hiện, lập tức làng thời trang Việt phấn khích, bởi kể từ đây, họ có một tạp chí tên tuổi để trình diễn những bộ sưu tập mới nhất, hot nhất với phương thức thể  hiện  sang trọng nhất... 

Điều quan trọng, bằng những thông tin từ tờ tạp chí không biên giới này, những người mẫu, những nhà thiết kế sẽ có thể vượt qua biên giới Việt Nam một cách dễ dàng nhất để tiếp cận với sàn diễn quốc tế. Đó là lý do mà sau Her World, một loạt các tạp chí nổi tiếng quốc tế khác được mang về Việt Nam liên tục sau đó, từ Stuff, OK, Cosmopolitan đến Elle, Harpers Bazaar… 

Elle được coi là một trong những tạp chí hàng đầu về thời trang dành cho một nửa thế giới, xuất bản ở Pháp lần đầu tiên từ năm 1945. Hiện, cuốn tạp chí này có tổng cộng 43 phiên bản quốc tế và 28 website ở hơn 60 quốc gia trên thế giới, phục vụ phần lớn độc giả ở độ tuổi từ 18 - 34. Rất nhiều ngôi sao, người mẫu quốc tế xem việc xuất hiện trên phiên bản Mỹ, Anh của Elle là một trong những thước đo mức độ thành công và khẳng định đẳng cấp của mình. 

Do đó, cuối tháng 10/2010 phiên bản Việt Nam của Elle với tên gọi Phái đẹp Elle chính thức ra mắt số đầu tiên. Theo quảng bá của những người làm Phái đẹp Elle, quyển tạp chí thời trang này sẽ là sự kết hợp tinh tế giữa các phong cách thời trang quốc tế và thị hiếu thời trang của độc giả Việt Nam. 

Là thương hiệu tạp chí phụ nữ nổi tiếng, với số lượng độc giả lớn nhất thế giới, Cosmopolitan đã là người bạn gối đầu giường của hàng triệu phụ nữ thế giới từ năm 1965. Cosmopolitan hiện có 55 bản tiếng nước ngoài, giữ vị trí số 1 trong 43 thị trường mà nó có mặt. Hàng tháng, có khoảng 8,2 triệu tờ báo được bán ra. 

Tháng 3/2010 phiên bản tiếng Việt của Cosmopolitan đã chính thức có mặt tại Việt Nam với tên gọi Người Thành Thị. Hội truyền thông TP Hà Nội, Công ty Truyền thông Hoa Mặt Trời là những người sở hữu quyền xuất bản của tờ tạp chí này. 

Phong cách Harpers Bazaar xuất hiện muộn hơn, khi Her World và Elle đã làm mưa làm gió trong làng thời trang Việt, định hướng biết bao nhiêu xu hướng, khuynh hướng thời trang. Tuy nhiên, với mác “Mỹ”, Phong cách Harpers Bazaar vẫn tấn công được vào thị trường mục tiêu của mình (tiếp cận được thông tin, khuynh hướng mới và chuyên nghiệp nhất trong giới thời trang - sắc đẹp thế giới mà vẫn giữ đuợc nét Văn hóa Việt).

OK là tạp chí giải trí cũng đã phát hành tại 21 quốc gia trước khi đến Việt  Nam. Còn Stuff, tạp chí về công nghệ với ấn bản phát hành toàn cầu có lúc lên đến 1,3 triệu bản, cũng từng rong ruổi qua 24 nước. Ngay cả tờ Her World, dù chỉ có tiếng trong khu vực Đông Nam Á, nhưng Việt Nam đã là quốc gia thứ sáu phát hành ấn phẩm này. 

Phái mạnh cũng được những chuyên gia truyền thông lẫy lừng ở Việt Nam để mắt đến khi nhận thấy thị trường này đang bỏ ngỏ. Thời điểm Esquire xuất hiện, tạp chí dành cho đàn ông mới chỉ thấy có Doanh nhân, Phong cách Doanh nhân, Thế giới đàn ông nhưng đây đều là những tạp chí thuần Việt được “mua bán cái” từ các tổ chức được phép xuất bản báo chí. Esquire Việt Nam xuất hiện lập tức gây sốt với kế hoạch chụp ảnh bìa kỳ công tận… HongKong. Có lẽ do sinh sau đẻ muộn nên “kiến trúc sư” của Esquire Việt Nam cần một sự kiện gây sốc để gây ấn tượng với bạn đọc. 

Giật mình vì chi phí sản xuất…

Tất cả các tạp chí mua bản quyền từ nước ngoài đều phải tuân thủ công nghệ và quy trình của những tờ tạp chí nguyên gốc, ngoại trừ nội dung thuần Việt để phù hợp với độc giả bản địa. Nhiều người cho rằng, nhờ những ekip chuyên nghiệp, đầu tư nội dung và hình ảnh với phong cách xa xỉ đã khiến những tờ tạp chí này phá vỡ mọi kỷ lục đã từng xuất hiện ở làng báo chí Việt. Ví như việc có nhiều người rỉ tai, muốn lên bìa một tạp chí doanh nhân thuần Việt, các doanh nghiệp phải chi bạo tay, cỡ trăm triệu mới được… xét đến - khiến nhiều người phải lắc đầu, trừ giới doanh nhân.

Nhưng ngay khi xuất hiện tại Việt Nam, các tạp chí dạng nước ngoài này đã  báo giá quảng cáo quá khủng . Cụ thể, có những tạp chí báo giá tràn trang ruột với mức giá thấp nhất là 111 triệu đồng; quảng cáo theo các trang có giới thiệu nội dung, thư tổng biên tập dao động từ 70-79 triệu. Còn lại tùy thuộc vào độ hot của các trang để nâng giá cao hơn, cho phù hợp với đẳng cấp. 

Một trong những lý do được đưa ra để lý giải cho độ khủng này chính là việc số tiền để các nhà chiến lược truyền thông chi ra để mang các tạp chí về Việt Nam là một con số… quá khủng. Theo tiết lộ của một “bà chủ truyền thông”, sau 5 năm “cày cuốc” quảng cáo, làm kênh quảng bá cho các nhãn hiệu thời trang lớn chưa chắc đã thu đủ tiền gốc. 

Theo đó, để đáng đồng tiền bát gạo, xứng danh với các tạp chí hàng đầu thế giới, các ekip thực hiện hình ảnh, nội dung của các tạp chí phiên bản tiếng Việt buộc phải rơi vào cuộc chiến cho ra đời một phiên bản xứng tầm. Ra nước ngoài chụp ảnh bìa, set up một buổi chụp ảnh bộ sưu tập có thể phải mất cả 10 ngày với hàng tá người đi theo phục vụ. Một nhiếp ảnh gia nước ngoài từng tiết lộ, để set up một buổi chụp ảnh cho các tạp chí hàng đầu thế giới này, con số được tính từ 10.000 USD, thậm chí lên đến cả 20.000 USD. 

* Chi phí chụp ảnh trang bìa 10.000 - 20.000 USD

Theo đó, để đáng đồng tiền bát gạo, xứng danh với các tạp chí hàng đầu thế giới, các ekip thực hiện hình ảnh, nội dung của các tạp chí phiên bản tiếng Việt buộc phải rơi vào cuộc chiến cho ra đời một phiên bản xứng tầm. Ra nước ngoài chụp ảnh bìa, set up một buổi chụp ảnh bộ sưu tập có thể phải mất cả 10 ngày với hàng tá người đi theo phục vụ. Một nhiếp ảnh gia nước ngoài từng tiết lộ, để set up một buổi chụp ảnh cho các tạp chí hàng đầu thế giới này, con số được tính từ 10.000 USD, thậm chí lên đến cả 20.000 USD.

* Giá quảng cáo, ảnh trang bìa - báo chí trong nước “chạy” theo không kịp

Khi xuất hiện tại Việt Nam, các tạp chí dạng nước ngoài này đã  báo giá quảng cáo quá khủng . Cụ thể, có những tạp chí báo giá tràn trang ruột với mức giá thấp nhất là 111 triệu đồng; quảng cáo theo các trang có giới thiệu nội dung, thư tổng biên tập dao động từ 70-79 triệu. Còn lại tùy thuộc vào độ hot của các trang để nâng giá cao hơn, cho phù hợp với đẳng cấp.

Đọc thêm