Kỳ lạ niềm tin huyễn hoặc vào... nhóm máu

(PLO) - Nếu bạn là những người có nhóm máu B hoặc AB đang sống ở Tokyo thì chớ dại dột khoe ra, nếu không sẽ  bị coi là cá biệt và có thể bị ngược đãi. Chuyện kỳ lạ này thật sự ra sao? 

 

Nhà tâm lý học Takeji Furukawa, tác giả công trình nghiên cứu “Nghiên cứu tính khí qua nhóm máu”, chứng minh lập luận về sự ưu việt chủng tộc
Nhà tâm lý học Takeji Furukawa, tác giả công trình nghiên cứu “Nghiên cứu tính khí qua nhóm máu”, chứng minh lập luận về sự ưu việt chủng tộc

Ở Tokyo, ít nhất là kể từ thập niên 1920, bỗng nhiều người Nhật có niềm tin kỳ quái rằng có mối liên quan giữa nhóm máu và tính cách con người. Những người có nhóm máu A, được xem là làm việc chăm chỉ và quan tâm đến các chi tiết nhỏ nhất; những người có nhóm máu O lại là những tay chơi bóng chày điêu luyện, luôn hạnh phúc, cởi mở và đáng yêu.

Làm rối loạn xã hội

Tuy nhiên, những năm gần đây, thì lại đang xuất hiện một sự kỳ thị chống lại các nhóm máu, đặc biệt là nhóm máu B “những người luôn bận rộn và cực kỳ tò mò”, đi cùng sự xuất hiện cái thuật ngữ tiếng Nhật là Burahara nghĩa là “máu quấy rối”.

GS Shigeyuki Yamaoka, một nhà tâm lý học xã hội từng có những nghiên cứu sâu rộng về niềm tin này, phát biểu: “Không hề có một căn cứ khoa học nào về đặc điểm đánh giá của từng nhóm máu. Nhưng ngay cả trong một đất nước hiện đại như Nhật Bản thì lại có đến 98% dân số luôn tìm cách kỳ thị ai đó, hoặc những nhóm người tỏ ra dè bĩu ai đó có nhóm máu khác với họ”. 

Nước Nhật trở nên quan tâm đến nhóm máu bắt đầu từ một công trình nghiên cứu của nhà tâm lý học Takeji Furukawa vào năm 1927 mang tiêu đề “Nghiên cứu tính khí qua nhóm máu”, nhằm chứng minh lập luận về sự ưu việt chủng tộc.

Mặc dù nghiên cứu chỉ dựa trên 11 người họ hàng của ông Takeji nhưng giả thuyết của ông Takeji Furukawa lại được sử dụng như “một cách ngầm hiểu sâu sắc” về điểm mạnh và điểm yếu của những binh sĩ quân đội, kết quả là quân đội Thiên Hoàng tóm lấy công trình nghiên cứu các nhóm máu của Takeji.

Mặc dù thực tế khó kiểm chứng, nhưng khái niệm về nhóm máu đã ăn sâu vào tâm lý của xã hội Nhật và đầu năm 1937, có một bác sĩ làm việc tại Bộ Ngoại giao Nhật đề xuất, một cá nhân có nhóm máu O sẽ hoàn thành xuất sắc vai trò ngoại giao. 

Nhà tâm lý học cá nhân Masao Ohmura: “Dân số Nhật Bản gồm khoảng 38% nhóm máu A, 31% nhóm máu O, 22% nhóm máu B và 9% nhóm máu AB. Nhóm máu B bị đánh giá là người ích kỷ, và nhóm máu AB bị xem là người lập dị và khó dự đoán.
Nhà tâm lý học cá nhân Masao Ohmura: “Dân số Nhật Bản gồm khoảng 38% nhóm máu A, 31% nhóm máu O, 22% nhóm máu B và 9% nhóm máu AB. Nhóm máu B bị đánh giá là người ích kỷ, và nhóm máu AB bị xem là người lập dị và khó dự đoán.

Khi đại chiến thế giới thứ hai kết thúc, việc định kiến về nhóm máu đã bị loại ra khỏi ngành thời trang trong suốt vài thập niên. Và niềm tin về nhóm máu lại “nổi sóng” trong thập niên 1970 khi nhà văn Masahiko Nomi, người không hề có nền tảng thầy thuốc, đã quyết định mở rộng giả thuyết của Takeji Furukawa và xuất bản cuốn sách  Nhóm máu làm nên quan hệ  (1971) thu hút đông đảo độc giả.

Masahiko Nomi muốn người đọc nhận thức rõ hơn và cải thiện cuộc sống thông qua phân tích nhóm máu, để đảm bảo “giao tiếp” thông qua các biên giới nhóm máu. Cuốn sách mang lại lợi nhuận cho chủ nhân, song không phải hoàn toàn vô hại.

Khuynh hướng nhóm máu lại nổi lên vào thập niên 1990, sau đó yên ắng vào năm 1999, rồi quật trở lại vào năm 2004, một hiện tượng chưa từng có: 70 đài truyền hình cùng có buổi nói chuyện về nhóm máu chỉ trong 1 năm.

Niềm tin kỳ quái

Sự việc năm 2004 khiến cho Tổ chức phát triển chương trình đạo đức và Phát thanh (BPO) phải cảnh báo mọi người tránh xa nội dung nguy hiểm tiềm tàng nếu định kiến các nhóm máu tiêu cực. Người ta còn rút ra sự tương đồng từ nhóm máu với… tử vi, nhưng vì nhóm máu là một dạng bẩm sinh kiểu như màu da và mái tóc, cũng như nói về nhóm máu khiến người ra “nổi gai ốc” khi liên tưởng sự phân biệt chủng tộc của Đức Quốc xã. 

Nhà tâm lý học cá nhân Masao Ohmura của Đại học Nihon, đề xuất trong một bài báo trên tờ Thời báo Nhật Bản rằng, vì sự di truyền của người Nhật là khá giống nhau, thế nên các nhóm máu là một cách để đạt được sự đa dạng.

Bài báo này lưu ý: “Có niềm tin sâu rộng rằng có 4 nhóm máu tiêu biểu cho các giai cấp phong kiến Nhật Bản: nhóm máu O (ý chí mạnh mẽ và tin cậy) dành cho các chiến binh võ sĩ đạo; nhóm máu A (ôn hòa và dễ phục tùng) dành cho giai cấp nông dân); nhóm máu AB (thông minh và nhạy cảm) dành cho giới nghệ nhân/ nghệ sĩ; và nhóm máu B (vui vẻ và xởi lởi) dành cho tầng lớp thương nhân”. 

Dân số Nhật Bản gồm khoảng 38% nhóm máu A, 31% nhóm máu O, 22% nhóm máu B và 9% nhóm máu AB. Như thế, số đông người có nhóm máu A và O, vậy nhóm máu B sẽ bị đánh giá bởi định kiến tiêu cực là người ích kỷ, và nhóm máu AB bị xem là người lập dị và khó dự đoán.

Lại một lần nữa, chủ nghĩa Đức Quốc Xã lại hiện hữu, các tay sai của Adolf Hitler đã dùng nhóm máu” để giải thích về “tính cách Đức” với khái niệm về “huyết sạch” và quy chụp rằng người Do Thái phần đông là phiền phức và “suy đồi”. Nhóm máu B được cho là sinh ra ở những kẻ thoái hóa nhân cách và tội phạm dù không hề có bằng chứng khoa học, không có mối tương thông liên kết các nhóm máu với tính cách cá nhân.

Bộ Y tế và lao động Nhật (MOHL) bắt buộc các chủ sử dụng lao động không được hỏi về nhóm máu, ngày sinh, hay số tử vi nhằm ngăn chặn phân biệt đối xử với ứng viên
Bộ Y tế và lao động Nhật (MOHL) bắt buộc các chủ sử dụng lao động không được hỏi về nhóm máu, ngày sinh, hay số tử vi nhằm ngăn chặn phân biệt đối xử với ứng viên

GS Shigeyuki Yamaoka đã nghiên cứu về nhóm máu được quy chụp là tạo ra tính cách, và cho thấy có một hiện tượng phân biệt với người mang các nhóm máu không thuộc về số đông. Từ nghiên cứu với trên 5.000 người ở Nhật đã chỉ ra rằng hầu hết các nhóm máu đều bị kỳ thị hay bắt nạt không nhiều thì ít, nhưng 2 nhóm máu B và AB là bị đối xử tệ nhất. (B: 28%, AB: 18,5%, A: 2,3% và O: 9,3%). 

GS Makoto Kikuchi, người chuyên về vật lý tại Đại học Osaka, nói rằng có hiện tượng các công ty Nhật chọn ứng viên bằng cách đánh giá nhóm máu, khiến Bộ Y tế và lao động Nhật (MOHL) phải ban hành “Hướng dẫn tuyển chọn lao động công bằng thông qua tự kiểm tra”, yêu cầu các chủ sử dụng lao động không được hỏi về nhóm máu, ngày sinh, hay số tử vi trong các buổi phỏng vấn nhằm ngăn chặn sự rò rỉ thông tin có thể dẫn đến một sự phân biệt đối xử với ứng viên.

Trong một số trường hợp, nhóm máu trở thành một đề tài kỳ thị. Hồi năm 2011, Bộ trưởng Tái thiết Nhật Bản, ông Ryu Matsumoto, vẫn bị ép buộc phải từ chức bởi vì những nhận xét của ông này liên quan đến các khu vực bị tàn phá trong trận động đất và sóng thần ở Tohoku trong cùng năm đó.

Trong một hội nghị sau ngày từ chức, ông Ryu Matsumoto đã đổ lỗi do nhóm máu của mình mà ông mất cơ hội thăng tiến: “Máu của tôi thuộc nhóm B, đó là lý do tôi hay bốc đồng và bực bội, và những trạng thái này không phải lúc nào cũng xảy ra.

Trước đó, bà xã tôi khuyên tôi nghỉ việc. Tôi nghĩ mình cần có thời gian để rèn tính cách”. Ryu Matsumoto “rụng ghế” dưới thời cầm quyền của Shinzo Abe do ông nói quá thẳng.

Theo các nghiên cứu GS Shigeyuki Yamaoka, sau những cảnh báo rộng rãi về các nhóm máu, số người phê bình người khác dựa trên căn cứ này đã giảm nhưng sách báo, truyền hình vẫn không thôi khơi gợi sự tò mò về đề tài này.

Chính phủ Nhật không có chế tài đủ mạnh để chấn chỉnh sự phân biệt nhóm máu, và sự kỳ thị này vẫn có nguy cơ bùng nổ thành một số dạng cực đoan…/.

Đọc thêm