Giải pháp để phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội

(PLO) - Mặc dù, Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay nước ta mới có hơn 13.400.000 người (chiếm 24% lao động) tham gia BHXH tự nguyện, bắt buộc. Trong khi đó, Chính phủ đặt ra mục tiêu đến năm 2020, nước ta phải đạt được 50% lao động tham gia loại hình BHXH này. 
Trốn đóng BHXH cho người lao động có thể bị xử lý hình sự
Trốn đóng BHXH cho người lao động có thể bị xử lý hình sự

Vậy làm như thế nào để ngành BHXH có thể thu hút được người lao động (NLĐ) tham gia BHXH, vừa bảo đảm được cuộc sống cho chính những NLĐ, vừa bảo đảm được an sinh xã hội khi nguy cơ già hoá dân số đang tăng lên là những vấn đề được đưa ra tại buổi tọa đàm “Phát triển đối tượng tham gia BHXH” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng ngày 22/8.

Tỷ lệ tăng chậm

Tính đến hết tháng 6/2017, số người tham gia BHXH bắt buộc là 13,17 triệu người, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2016; BHXH tự nguyện là 241 nghìn người, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Đánh giá về tỷ lệ tăng trên tại buổi tọa đàm, ông Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng: “Đây là sự cố gắng rất lớn của các cơ quan tuyên truyền và các cơ quan thực hiện chính sách, tuy nhiên thành tích mà chúng ta đạt được trong thời gian qua vẫn còn khiêm tốn. Bởi Nghị quyết của Bộ Chính trị đặt ra từ nay đến 2020 thì chúng ta phải đạt được 50% số người làm công hưởng lương tham gia BHXH, bây giờ mới đạt được 1 nửa, như vậy quãng đường còn đi rất ngắn mà phần việc phải làm còn khá nhiều”.

Theo ông Đỗ Ngọc Thọ – Phó Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHXH - BHXH Việt Nam, tỷ lệ người tham gia BHXH phát triển chậm như trên là do có nhiều yếu tố tác động và để đạt được mục tiêu đặt ra thì nó đòi hỏi sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.

Trong đó, nguyên nhân chính là do điều kiện phát triển kinh tế xã hội của nước ta thời gian qua gặp nhiều khó khăn nên việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức diễn ra chậm, tình trạng này dẫn đến nhiều doanh nghiệp giải thể, phá sản, thu hẹp sản xuất kinh doanh nên cắt giảm nhiều lao động. 

Trong khi đó, ý thức tôn trọng pháp luật của 1 số bộ phận sử dụng lao động chưa tốt. Mặc dù đã có cơ chế để kiểm soát, cưỡng chế nhưng cũng còn nhiều bất cập. Chẳng hạn, hiện nay chúng ta không quản lý được tốt công tác khai trừ lao động của các doanh nghiệp, vì vậy không nắm bắt được số người lao động tham gia BHXH bắt buộc để làm cơ sở cho việc đôn đốc và đăng ký tham gia.

Cũng theo ông Đỗ Ngọc Thọ, nguyên nhân nữa là do công tác thanh tra, kiểm tra của Ngành lao động chưa được thường xuyên liên tục vì nguồn lực cũng rất mỏng. Còn về phía cơ quan BHXH khi được giao sức mạnh thanh tra nhưng trong thời kỳ đầu thực hiện cũng chưa được nhiều, cho nên là cái mà gọi là cương chế, cưỡng bức là rất khó. Trong khi đó, ở một số địa phương thì chính quyền do mong có mức đầu tư cho nên cũng chưa thực sự quyết liệt trong xử lý các doanh nghiệp vi phạm. 

Về phía người lao động, ông Đỗ Ngọc Thọ cho rằng, vì cái mưu sinh trước mắt nên NLĐ  cũng không dám đấu tranh đòi quyền lợi để tham gia BHXH.

Bên cạnh đó, ông Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cũng cho biết, số lượng người tham gia BHXH có tăng lên nhưng không tăng nhiều và tăng bền vững. Trong khi đó, những người đã hưởng bảo hiểm rồi thì bây giờ do trục chặc của nền kinh tế thì họ lại muốn nhận bảo hiểm 1 lần, theo thống kê của Tổng liên đoàn thì mỗi năm có 600 đến 700 nghìn người 1 lần. Vậy nên, số tăng lên trừ đi số người ta nhận BHXH một lần  thì cái số tăng lại không đáng kể, đây cũng là nguyên nhân làm giảm cái thành tích của chúng ta. 

Đâu là nguyên nhân khiến NLĐ ngần ngại đóng BHXH? Ông Vũ Quang Thọ cho rằng, đó là tỷ lệ đóng. Bởi, công nhân lao động của chúng ta họ quan niệm cái tiền họ làm được là rất quan trọng, chỉ cần 10 nghìn thôi họ cũng có thể chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác. Vì thế,  mức đóng hiện nay 22% là cao, nhưng so với nhiều nước trên thế giới thì lại không cao.

Giải pháp

Trước tình trạng trên, ông Đỗ Ngọc Thọ cho biết, trong thời gian tới thì phía BHXH Việt Nam đã đặt ra những cái giải pháp cụ thể. Thứ nhất là phối hợp với ngành lao động và các Bộ, Ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ Đề án giao chỉ tiêu chính thức cho các địa phương. 

Thứ hai, cơ quan BHXH sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế để xác định số NLĐ đang làm việc tại các doanh nghiệp mà có đóng thuế. Thứ ba, sẽ phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để làm sao mà người sử dụng lao động thấy được cái trách nhiệm pháp lý của mình trong việc đảm bảo quyền lợi tham gia BHXH cho NLĐ. Còn NLĐ thì biết và hiểu rõ hơn cái quyền lợi của mình khi tham gia BHXH. 

Về vấn đề nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ quy định về đóng BHXH cho NLĐ, ông Đỗ Ngọc Thọ khẳng định: “Hiện nay đã có chế tài xử lý, nếu người sử dụng lao không đăng ký cho NLĐ thì là trốn đóng, mà trốn đóng thì sẽ bị xử lý theo pháp luật. Còn những trường hợp mà vi phạm nhiều lần kéo dài thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 216 của Bộ Luật hình sự”.

Đọc thêm