VAFI cảnh báo : Bán “nhỏ giọt” vốn điều lệ của Vinamilk, nhà nước sẽ mất 1 tỷ USD

(PLO) - Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng với phương án bán 20% cổ phần nhà nước (tương ứng 9% vốn điều lệ)  tại Vinamilk (VNM) như TCty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ( SCIC ) vừa công bố thì ngân sách nhà nước sẽ mất khoảng 1 tỷ USD nếu so sánh với cách thức bán một lần toàn bộ cổ phần nhà nước (chiếm 45%/vốn điều lệ VNM ) …

Nnhà nước sẽ mất 1 tỷ USD nếu vốn điều lệ của VNM được bán theo phương án của SCIC?
Nnhà nước sẽ mất 1 tỷ USD nếu vốn điều lệ của VNM được bán theo phương án của SCIC?

Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch VAFI, khi triển khai kế hoạch  bán cổ phần nhà nước tại VNM, SCIC đã không thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là nhà nước sẽ không đi bán bia , bán sữa … và phải bán cổ phần nhà nước theo giá cao nhất.

“Theo thông báo của SCIC việc  bán cổ phần nhà nước tại VNM  chia thành nhiều đợt và đợt đầu chỉ bán bán 20% cổ phần nhà nước, tương ứng 9% vốn điều lệ (VĐL). Đây là phương án loại bỏ nhiều nhà đầu tư ( NĐT) lớn, NĐT chiến, hạn. chế sức cầu, hạn chế sự cạnh tranh trong việc đấu giá, từ đó giá bán VNM sẽ rất thấp…” – Ông Hảu phát biểu. 

Theo tính toán của  VAFI, phương án này sẽ gây thất thu cho nhà nước khoảng 1 tỷ USD nếu so sánh với cách thức bán 1 lần toàn bộ cổ phần nhà nước của VNM.

  Cụ thể, VAFI cho rằng, bán 45%/VĐL của VNM theo nhiều đợt, đợt đầu bán 9%/VĐL sẽ loại bỏ sự tham gia các NĐT lớn là các tập đoàn đa quốc gia chuyên kinh doanh sữa, thực phẩm vì khi mua 9%/VĐL thì họ chỉ là cổ đông thiểu số hay là cổ đông tài chính, họ có rất ít quyền  về quản trị DN nên họ sẽ không quan tâm đến thương vụ này. VAFI cũng để ngỏ khả năng có thể chỉ có NĐT chiến lược là F & N Dairy Investment Pte Ltd tham gia đấu giá vì họ đang nắm giữ 11%/ vốn điều lệ của VNM. 

  “Mua được thêm 9%/VĐL, F&N sẽ có 20%/VĐL , họ có cơ hội nắm được đủ lượng cổ phần để có thể phủ quyết những vấn đề quan trọng nhất về quản trị DN tại đại hội cổ đông. Phương án này vô tình có lợi cho cổ đông này vì dần dần F& N có thể dễ dàng trở thành cổ đông chi phối mà không mất nhiều chi phí …”- Ông Hải khẳng định.

Mặt khác,khi F& N đã nắm được tỷ trọng cổ phần phủ quyết thì sẽ làm e ngại sư tham gia của đối tác chiến lược khác .

Còn các NĐT tài chính hiện có mặt trên thị trường chứng khoán Việt Nam, theo VAFI, sẽ ít tham gia vì họ đã đầu tư vào VNM , đồng thời với qui mô thị trường Việt Nam còn nhỏ, hiện NĐT nước ngoài không khó mua cổ phiếu VNM ở số lượng không lớn và thực tế tỷ trọng nắm giữ của NĐT nước ngoài đã giảm xuống còn 48%.

VAFI cũng dự báo nhu cầu mua VNM đợt đầu không nhiều, cầu chỉ hơn cung một chút và giá thắng thầu chỉ tương đương hoặc nhỉnh hơn một chút so với giá đang giao dịch niêm yết .

Theo tính toán của VAFI, giá trị DN của VNM hiện nay là hơn 9 tỷ USD, nếu bán đợt đầu nhà nước thu về khoảng trên 800 triệu USD . Nếu lần bán thứ hai, SCIC cũng chỉ bán bớt lượng cổ phần tương ứng 9%/VĐL và các đợt tiếp theo cũng thế thì cũng chỉ có F&N và một số quỹ tham gia, lượng cầu không nhiều so với lượng cung và giá đầu thành công cũng chỉ tương đương với giá niêm yết. Nhà nước không thu được thêm tiền do ít có sự cạnh tranh về giá và tổng số tiền mà nhà nước thu được từ việc bán toàn bộ 45%/VĐL khoảng 4 tỷ USD. 

Ngược lại, với phương án bán một lần toàn bộ cổ phần nhà nước tại VNM (45% vốn điều lệ), VAFI cho rằng, sẽ thu  hút  nhiều NĐT chiến lược nước ngoài tham gia vì nếu mua trọn lô cổ phần tương đương 45%/VĐL  NĐT mới sẽ nắm giữ được cổ phần chi phối của VNM, họ có quyền điều hành DN nhưng chưa phải quyền điều hành tuyệt đối vì số cổ đông còn lại dễ dàng phủ quyết tại đại hội cổ đông nếu cổ đông lớn đi ngược lại lợi ích của họ. Mặt khác, vứi phương án này, các NĐT tài chính mới cũng tham gia đấu giá và như vậy lượng cầu tham gia có thể gấp nhiều lần so với phương án của SCIC.

“Để mua được toàn bộ  lô cổ phần  45%/VĐL NĐT chiến lược phải bỏ giá cao hơn giá đang giao dịch niêm yết. Nếu giá không cạnh tranh thì có thể họ không mua được hoặc mua không trọn vẹn lô cổ phần đó, từ đó phương án M & A của họ chưa thành công và họ còn phải mất thêm nhiều tiền để mua lại cổ phần từ các NĐT khác trên thị trường ..”- Ông Hải phân tích.. 

VAFI cũng đưa ra dự kiến giá đấu thành công sẽ không thấp hơn 25% so với giá niêm yết, tức là giá VNM được định giá khoảng  trên 11,5 tỷ USD và nhà nước sẽ thu được hơn 5 tỷ USD

Như vậy, so với phương án bán nhiều lần VĐL của VNM mà SCIC đưa ra, phướng án bán một lần VĐL VAFI đưa ra đã làm lợi cho ngân sách 1 tỷ USD.

“Lượng cổ phần nhà nước tại VNM bán làm nhiều đợt và có thể kéo dài vài năm, tất nhiên là SCIC có lợi vì lãi và cổ tức thu được từ VNM đóng góp lớn cho lợi nhuận SCIC. SCIC sẽ có cơ sở để hưởng chế độ lương thưởng cao; Một vài cán bộ lãnh đạo của SCIC cũng có lợi vì được quản lý cổ phần VNM, vì duy trì được cơ chế xin cho.- Nhưng hiệu ứng bán 9% VNM sẽ được nhân rộng và tiến trình cổ phần hóa DNNN sẽ diễn ra chậm chạp và nhà nước sẽ thất thu lớn ngân sách do ít thu hút được đông đảo các NĐT chiến lược tham gia …”- Phó Chủ tịch VAFI phân tích.

Với việc bán toàn bộ cổ phần nhà nước tại VNM, theo VAFI chẳng những làm lợi cho nhà nước mà còn có ngay tiền tươi để xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường cao tốc Bắc Nam . Và nếu nhân rộng cách làm này trong việc bán cổ phần nhà nước tại nhiều DN lớn kinh doanh hiệu quả thì có thể giải được bài toán giảm trần nợ công, đồng thời có thêm nhiều nguồn vốn khổng lồ để phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước…

Đọc thêm