Ngày Vu lan- sự hối lỗi tận cùng của người con bất hiếu

(PLO) -  Được người hàng xóm báo, anh Hoàng chạy ra chỗ nhà hoang gần nơi mình ở. Nhìn bố nằm còng queo, bất động trên vũng đất, anh Hoàng hoảng hốt gọi người cấp cứu. Từ hai khóe mắt anh tuôn trào dòng nước mắt hối hận tột cùng khi đã phụ bạc người bố đã hy sinh cả cuộc đời cho mình.

Được người hàng xóm báo, anh Hoàng chạy ra chỗ nhà hoang gần nơi mình ở. Nhìn bố nằm còng queo, bất động trên vũng đất, anh Hoàng hoảng hốt gọi người cấp cứu. Từ hai khóe mắt anh tuôn trào dòng nước mắt hối hận tột cùng khi đã phụ bạc người bố đã hy sinh cả cuộc đời cho mình.
Được người hàng xóm báo, anh Hoàng chạy ra chỗ nhà hoang gần nơi mình ở. Nhìn bố nằm còng queo, bất động trên vũng đất, anh Hoàng hoảng hốt gọi người cấp cứu. Từ hai khóe mắt anh tuôn trào dòng nước mắt hối hận tột cùng khi đã phụ bạc người bố đã hy sinh cả cuộc đời cho mình.
Ngày Vu lan- sự hối lỗi tận cùng của người con bất hiếu

1. Ông Huy góa vợ khi mới 25 tuổi. Vợ ông bỏ lại ông và đứa con đỏ hỏn ngay trên bàn đẻ khi bị băng huyết. Vừa làm tang vợ, ông vừa phải gõ cửa từng nhà có người nuôi con mọn đi xin cho con những dòng sữa mát. 

Vợ mất, ông Huy phải gồng mình cáng đáng hai vai, vừa là bố, vừa là mẹ. Hoàng sinh thiếu tháng nên thường bị ốm đau và sốt về đêm. Cứ mỗi lần như vậy, ngày cũng như đêm, ông Huy không cho phép mình nhắm mắt dù… chỉ một phút. Vì chẳng có người trông con cho ông ra đồng làm ruộng, ông Huy đành ở nhà mở quán nước nho nhỏ tiện bề chăm sóc con trai bé bỏng.

Có nhiều phụ nữ thương cảnh “gà trống nuôi con” của ông mà ngỏ ý định muốn san sẻ nỗi vất vả ấy nhưng ông đều từ chối. Phần vì thương người vợ vì sinh cho mình đứa con mà bỏ mạng, phần vì rất sợ cảnh “mẹ ghẻ, con chồng”, con lại khổ, ông Huy đành gác hạnh phúc riêng của mình để tập trung nuôi con khôn lớn. 

Hai bố con cứ lần hồi sống theo năm tháng. Tuy người còi cọc vì không có điều kiện bồi dưỡng như đám bạn nhưng Hoàng lại tỏ ra thông minh, ham học hơn người. Thấy con như vậy, ông Huy thường nhịn ăn, để dành tiền mọn cho con ăn học. Rất nhiều lần, ông đói lả khiến căn bệnh dạ dày của ông được dịp tấn công.

Hoàng càng lớn, nhu cầu tiêu pha càng nhiều. Quán nước thu nhập ít không đủ sống, ông chuyển sang bốc vác, thợ hồ. Tuy vất vả hơn rất nhiều nhưng bù lại thu nhập khấm khá hơn đủ cho hai bố con không còn nỗi lo bị… đói!   

Hoàng ngày càng học giỏi khiến ông Huy rất đỗi tự hào. Rồi Hoàng cũng đỗ vào trường đại học với số điểm rất cao. Con được học bổng, nhưng những chi phí hàng ngày trong cuộc sống của Hoàng, ông vẫn phải chu cấp. Ông oằn lưng ngày bốc vác, đêm đi đưa than tổ ong mới đủ nhu cầu ăn học của con trên thành thị.

2. Cầm tấm bằng đỏ trên tay, Hoàng nhanh chóng được một công ty nước ngoài “chiêu mộ”. Mới ra trường nhưng anh lại được đề bạt chức trưởng phòng nghiệp vụ. Lương một tháng của anh bằng mấy năm ông Huy vất vả kiếm được. Cuộc sống của Hoàng bắt đầu thay đổi.

Hoàng không còn phải mặc quần áo rịn mồ hôi của bố thay vào đó là bộ comle và caravat thẳng tắp. Anh không còn mang dáng vẻ chất phát vốn của nhà nông, thay vào đó là một quý ông sành điệu. Sau vài năm làm việc, anh cũng mua cho mình được một căn nhà rộng 40 m vuông trên thành phố khá đẹp. 

Càng thành đạt bao nhiêu, anh càng coi thường bố mình bấy nhiêu. Trong mắt anh, bố chỉ là người đàn ông… bất tài! Anh sợ mọi người biết tới người bố này của mình. Anh lạnh lùng để mặc cho ông Huy thui thủi ở quê nhà với công việc bốc vác nặng nhọc ấy.

Nhưng rồi, một lần, nhà anh có trộm viếng thăm sau vài ngày anh đi công tác, khoắng của anh một số tài sản giá trị. Sợ trộm tiếp tục “tấn công”, suy nghĩ mãi, anh mới về quê đón bố ra… ở với mình. Đang quen làng xóm, quê nhà, nhưng vì thương con, ông Huy đành “khăn gói” ra Thủ đô ở với con trai.

Đúng như mục tiêu ban đầu, Hoàng chỉ coi bố mình như một… bảo vệ, một “osin” không hơn. Anh sai bảo bố mình làm các công việc nhà: nấu nướng, dọn dẹp, giặt giũ và đóng, mở cửa mỗi khi anh đi-về. Anh sẵn sàng quát nạt bố mỗi khi không hài lòng. Trong đầu anh luôn coi bố mình “bất tài” nên coi thường ra mặt.

Anh giao ước với ông Huy là khi nào nhà có khách, đồng nghiệp tới chơi, ông Huy không được xưng hô với Hoàng là… con mà phải xưng hô là “cậu chủ”. Khi con giao ước như vậy, ông Huy thấy đau đớn, xót xa, tủi nhục. Nước mắt ông chảy ngược vào trong. 

Hoàng thường đi công tác xa, dài ngày, bỏ mặc ông một mình trong căn nhà lạnh lẽo không một lời hỏi thăm. Hoàng coi một nắm tiền đưa bố ăn những ngày đó là quá đủ cho ông!!!

3.      Căn nhà nhỏ được thay thế bằng ngôi nhà 4 tầng hiện đại, bắt mắt. Hoàng đang trang hoàng nhà cửa để chuẩn bị lấy vợ. Trong tâm anh không muốn bố mình hiện diện trong ngôi nhà này nữa. Bởi bây giờ, Hoàng coi bố mình thành… “người thừa” trong ngôi nhà sang trọng.  Sau một đêm suy nghĩ, anh bỗng nẩy ra ý định…

Vào một ngày cuối tuần mùa đông, anh về sớm hơn mọi khi. Hoàng làm bộ nháo nhào tìm vật gì đó. Vừa tìm kiếm anh vừa kêu la bị mất 100 triệu đồng, trong khi ở nhà chỉ có hai bố con. Mọi nghi vấn anh đều hướng về người bố của mình. Giải thích với Hoàng là mình chưa bao giờ nhìn thấy số tiền đó, nhưng rồi ông Huy bị Hoàng gạt phắt đi: “Bố thích thì xin con chứ đừng có làm trò mèo ấy…!”.

Mọi chua xót, đớn đau, nhục nhã của ông Huy dồn nén bấy lâu, nay vỡ òa. Đầu óc ông muốn nổ tung, tim ông nhót đau tê buốt, chân ông muốn khuỵu xuống. Không còn lời nào với đứa con bất hiếu, bất nghĩa ấy, ông Huy lảo đảo bỏ đi trong đêm lạnh giá.

4. Được người hàng xóm báo, anh Hoàng chạy ra chỗ nhà hoang gần nơi anh ở. Nhìn bố nằm còng queo, bất động trên vũng đất, anh Hoàng hoảng hốt gọi người cấp cứu. Từ hai khóe mắt anh tuôn trào dòng nước mắt hối hận tột cùng khi đã phụ bạc người bố đã hy sinh cả cuộc đời cho mình. 

Bố mất, anh bỗng nhớ lại tất cả những gì bố đã vất vả vun vén, nuôi nấng anh thành người. Anh tự xỉ vả mình đã quá tàn nhẫn với bố. Cả cuộc đời này anh không bao giờ tha thứ cho lỗi lầm đáng ghê tởm mình.

Rằm tháng 7 gần tới cũng là lúc bố anh tròn 49 ngày. Để rửa tội bất hiếu của mình, anh định bụng sẽ bỏ một số tiền lớn mua sắm vàng, mã với nhà lầu, xe hơi, tủ lạnh… rồi lên chùa làm hàng chục mâm cỗ chay cúng cho người bố đã thác của mình.

Biết ý định này, sư thầy trụ trì đã ngăn và chậm rãi nói: “Sống trên đời mà con đối xử bất hiếu với bố thì lúc bố thác, đốt tấn vàng mã, làm hàng chục mâm cỗ cúng vong thì phỏng ích gì. Nếu con thấy hối lỗi việc mình đã làm, chi bằng con hãy làm việc thiện ở trên đời. Đó là, con hãy tới thăm và dành thì giờ chăm sóc, chia sẻ với những đứa trẻ mồ côi, những cụ già không nơi nương tựa. Làm được điều đó, ở suối vàng, chắc bố con sẽ yên lòng”.

… Nhìn những đứa trẻ tội nghiệp đang khao khát mái ấm gia đình, khao khát được có bố, có mẹ ở bên, anh như nghẹn lòng. Tuy anh không có mẹ, nhưng tình yêu của người bố đã thay mẹ nuôi nấng anh lớn khôn. Vậy mà anh nỡ chà đạp tình yêu cao cả, rất đỗi thiêng liêng ấy để rồi đây lòng anh cắn rứt, dằn vặt mãi khôn nguôi. 

 Những đứa trẻ đang cần có anh, những cụ già không nơi nương tựa rất cần có anh. Không một chút đắn đo, anh đề nghị với Trung tâm từ thiện sẽ góp sức và vật chất của mình để giúp những cuộc đời bất hạnh tìm thấy… những nụ cười.

Đọc thêm