Yêu cầu lập các đoàn công tác về địa phương kiểm tra cả trước và sau bão số 3

(PLO) - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu thành lập ngay các đoàn công tác trực tiếp tới những địa phương có nguy cơ ảnh hưởng bão số 3 kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ... Sau bão, các đoàn kiểm tra do lãnh đạo các bộ là thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai làm trưởng đoàn phải đi kiểm tra công tác chuẩn bị, phương án phòng chống thiên tai mùa mưa bão năm nay.

Chiều nay, 18/7, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 3 để chỉ đạo ứng phó kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại, trước hết phải bảo đảm an toàn cho phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển và ven biển.

Phó Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay các đoàn công tác trực tiếp tới các địa phương có nguy cơ bị ảnh hưởng kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ, nhất là bảo đảm an toàn tàu thuyền, ứng phó với úng ngập, sạt lở đất khi mưa lớn.

Các địa phương phải chủ động rà soát, cập nhật, bổ sung phương án ứng phó với các loại hình thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn, đặc biệt rà soát, chủ động di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, các khu vực bị ngập lụt do mưa lớn để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân. Tập trung khắc phục nhanh hậu quả đợt mưa lũ vừa qua tại các tỉnh miền núi phía bắc để chủ động ứng phó với các đợt mưa lũ tiếp theo.

Ngay sau bão số 3, để chủ động ứng phó với những diễn biến phức tạp của thiên tai trong mùa mưa bão năm nay, Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành lập ngay các đoàn kiểm tra do lãnh đạo các bộ là thành viên Ban Chỉ đạo làm trưởng đoàn đi kiểm tra công tác chuẩn bị, phương án phòng chống thiên tai của các địa phương.

"Trong đó, tập trung kiểm tra phương án huy động lực lượng, tổ chức sơ tán và bảo đảm an toàn dân cư khi thiên tai, phương án bảo vệ đê điều, hồ đập, công trình xung yếu, nhất là các địa phương thường xuyên xảy ra thiên tai lớn, các địa phương có nguy cơ bị thiệt hại lớn khi xảy ra thiên tai", 

Cùng ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) gửi Công điện khẩn đề nghị các sở GD&ĐT tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai địa phương trong công tác ứng phó bão lũ, triển khai các hoạt động để ứng phó với các tình huống thiên tai do cơn bão số 3 có thể gây ra.

Do đây là thời điểm đang trong dịp hè, Bộ đề nghị các sở GD&ĐT nói trên chỉ đạo các nhà trường bố trí trực ban đêm để theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, đảm bảo thông tin kịp thời, nhất là khu vực ven sông, suối, hạ lưu các hồ chứa, vùng thấp, trũng để chủ động các biện pháp phòng tránh; Thực hiện các phương án đảm bảo an toàn tài sản, cơ sở vật chất các công trình trường, lóp học. ở những nơi có nguy cơ ngập lụt, cần di dờỉ máy móc, trang thiết bị dạy học, tài liệu thư viện lên tầng cao hoặc chuyển đến nơi không có nguy cơ ngập lụt đê đảm bảo an toàn tài sản;  Có kế hoạch kịp thời vệ sinh môi trường, trường lớp, khắc phục hậu quả, chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất trường, lóp để chuẩn bị cho năm học mới,

Tổng hợp thiệt hại (nếu có) cũng như phương án xử lý báo cáo UBND tỉnh đế có phương án khắc phục, đồng thòi báo cáo về Bộ  để Bộ tổng họp báo cáo Chính phủ có phương án hỗ trợ địa phương.

Đọc thêm