Chuyện nhà Dr Thanh: Những cái đầu lạnh

(PLO) - Duy tình hay duy lý? Đó là một góc cảm nhận về các quyết định giáo dục và kinh doanh rất thú vị được thể hiện trong cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh” của tác giả Trần Uyên Phương – Người thừa kế, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát.
Chuyện nhà Dr Thanh: Những cái đầu lạnh

Những ngày giữa tháng 6, người ta xôn xao câu chuyện “cô gái tỷ đô” nhà Dr Thanh – doanh nhân Trần Quí Thanh ra mắt cuốn tự truyện về gia đình. Có tò mò, có cả những nghi ngại về một chiêu PR trong bối cảnh Tập đoàn Tân Hiệp Phát vừa vướng vào các vấn đề lớn, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của họ. Nhưng cuốn sách đã được đón nhận. Nhiều người đọc đã thực sự có những rung cảm chân thành với những thăng trầm trong cuộc đời người sáng lập tập đoàn Tân Hiệp Phát và những người kế thừa nổi tiếng của tập đoàn này.

Tuy nhiên, đằng sau những kịch tính từ những biến cố xẩy ra trong gia đình, cuốn sách cũng cho thấy những quan điểm về cách thức, xây dựng môi trường giáo dục và vai trò của giáo dục gia đình trong sự hình thành cá tính, tư duy của mỗi cá nhân. Với nhà Dr Thanh là những tư duy nền tảng về kinh doanh. Những bài học qua ba thế hệ trong gia đình đã giúp tập đoàn Tân Hiệp Phát định hình những giá trị cốt lõi cho Tập đoàn dựa trên nền tảng chính trực, trách nhiệm, công bằng trong mọi hoạt động. 

Nguyên tắc này được tuân thủ tuyệt đối đến mức có thể gây tổn thương cho chính mình. Kỷ niệm khi các thành viên trong gia đình họp lại để ra quyết định cắt hợp đồng phân phối với chính con trai, em trai ruột thịt của mình là một minh chứng rất cụ thể. Thời điểm đó, đơn vị này đang giữ vai trò nhà phân phối sản phẩm của Tân Hiệp Phát lớn và hiệu quả nhất khu vực TP HCM. Quyết định này không chỉ gây ảnh hưởng tạm thời lên hoạt động kinh doanh của tập đoàn mà nó còn gây tổn thương đến những người trong gia đình Dr Thanh. 

Nhưng, tuyệt nhiên không có bất đồng ý kiến, cả với người ra quyết định lẫn người nhận quyết định. Hẳn phải có những giá trị nền tảng chung trong cách nhìn nhận về trách nhiệm mới có thể đạt đến sự đồng thuận cao đến vậy. “Đó là một quyết định khó” – chị Uyên Phương chia sẻ - Tôi phải khóc vì điều đó, nhưng khóc và phải xử lý để đảm bảo cho hệ thống phân phối của Tân Hiệp Phát thì buộc người đứng đầu phải quyết định. Đó chỉ là một ví dụ”. 

Câu chuyện về việc sa thải chính con trai của mình đã cho độc giả thấy thêm quan điểm về “trách nhiệm” của những người đứng đầu Tân Hiệp Phát – điểm xuyên suốt trong cả cuốn sách. Cái giá phải trả không chỉ với mỗi hành động sai của mình mà cho cả những sai lầm do nhân sự của mình gây ra. Đó là sự khác biệt trong phạm vi khái niệm “trách nhiệm” giữa người đứng đầu và người thực thi – nhân viên. Bài học rất đắt giá cho những người đứng ở vai trò lãnh đạo một tổ chức, một doanh nghiệp. Chị Uyên Phương chia sẻ: “Em trai tôi là nhà phân phối lớn, nhưng nhân viên cấp dưới lại phạm lỗi khi bán sang thị trường của nhà phân phối khác và em tôi phải chịu trách nhiệm về nhân viên của mình”.

Cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh” không chỉ kể lại những kỷ niệm sâu đậm trong cuộc đời người sáng lập Tân Hiệp Phát mà qua cách sống, quan điểm sống, cách thức giáo dục cũng như điều hành doanh nghiệp cũng cho thấy giá trị của những khái niệm như “nguyên tắc”, “Kỷ luật” được đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt. Những điều này đã góp phần tạo nên sức mạnh trong quản trị doanh nghiệp của gia tộc Dr Thanh.

“Để có Tân Hiệp Phát ở vị trí như ngày hôm nay ba tôi đã phải tự thay đổi, tự cải tiến bản thân mình và cũng rất cương quyết để tạo tôn ti trật tự của tổ chức. Trong cuốn sách tôi cũng đề cập câu nói thuộc lòng của chị em tôi “Thượng bất chính thì hạ tất loạn”. Tôi đồng ý ba tôi đã hành động đúng” – tác giả chia sẻ.

Chúng ta từng nghe rất nhiều về khái niệm “thừa kế” trong những gia tộc nổi tiếng trên thế giới. Với nhiều quốc gia, đó là những gia tộc tồn tại hàng trăm năm, vượt qua các quan niệm truyền thống “không ai giàu ba họ” của người Việt. Điều gì giúp họ bền vững vậy? Đó chắc chắn không phải của cải thể hệ trước để lại quá lớn mà phải là những nền tảng giáo dục gia đình giúp họ kế thừa, bảo vệ và phát triển tài sản cho thế hệ tiếp theo. Ở Việt Nam, bắt đầu xuất hiện những thế hệ kế thừa nổi bật. Và cuốn sách về gia tộc kinh doanh Tân Hiệp Phát giúp chúng ta them một góc nhìn về nền tảng giáo dục trong một gia đình có truyền thống kinh doanh rất rõ nét.

“Chuyện Nhà Dr. Thanh” do Nhà xuất bản Phụ Nữ phát hành trên toàn quốc từ ngày 16/6. Độc giả cũng có thể đặt mua sách tại trang web: http://www.tranquithanh.com hoặc liên hệ số điện thoại: 01234902222 (phía Bắc) và 0906742348 (phía Nam).

Đọc thêm