Dân Huế khổ vì dự án môi trường nước ì ạch

(PLO) - Với mục đích ban đầu là chống ngập, tuy vậy kể cả khi dự án đã cơ bản hoàn thành ở một số tuyến đường như Trần Phú, Hùng Vương, Bà Triệu, Nguyễn Thi Minh Khai... thì tình trạng ngập cục bộ vẫn xảy ra như ngày 7/4/2018 chỉ với một cơn mưa ngắn.
Dân Huế khổ vì dự án môi trường nước ì ạch

Điển hình là ở khu vực đường Trần Phú, nước thải ứ đọng ngập đến quá đầu gối. Nước dâng từ cống lên nên đen kịt và hôi hám. Việc di chuyển của người dân qua lại tuyến đường này gặp nhiều cản trở, xe chết máy, đắt bộ. Nước cũng tràn vào nhà dân hai bên đường gây ảnh hưởng sinh hoạt, hư hỏng đồ đạc. Chưa kể tới việc nước từ cống tràn ra cực kì ô nhiễm đe dọa tới sức khỏe người dân.

Điểm thi công dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế trên đường Phan Chu Trinh

Điểm thi công dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế trên đường Phan Chu Trinh

Anh Phong, trú tại Trần Phú cho hay, lúc nước lên vào 4h sáng, mẹ anh Phong phải thức dậy dọn dẹp nhà cửa bê một số đồ lên cao. Tối đó cả nhà phải lên tầng 2 ngủ chung phòng.

Dự án cải thiện môi trường nước (DACTMTN) TP. Huế được UBND TP. Huế quyết định triển khai từ tháng 1/2016, với mục đích là cải thiện hệ thuống thoát nước nhằm giải quyết những vấn đề về môi trường, đối phó với ngập lụt. Tuy nhiên, sau gần 2 năm, mục tiêu cốt lõi của dự án này gần như vẫn chưa giải quyết được. HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết đưa (DACTMTN) TP. Huế vào chương trình giám sát năm 2018. 

Ảnh hưởng nặng nề tới các hộ dân, doanh nghiệp

Những hộ dân sống ở khu vực có thi công dự án phải chịu những ô nhiễm khói bụi từ các "hố tử thần" đào lên trong quá trình thực hiện dự án. Chưa kể tiếng ồn từ động cơ cũng như vật liệu, rào chắn ngổn ngang gây nguy hiểm cho người đi đường. Người dân luôn phải đề phòng với chuyện sáng bước ra khỏi nhà có thể rơi xuống hố bất cứ khi nào. Đã xảy ra những vụ tai nạn đáng tiếc vì những hố ga không được che chắn cẩn thận.

Tại phường An Đông và phường An Cựu, trong hai năm 2016-2017, hàng trăm hộ dân sinh sống ở các tuyến đường Đặng Văn Ngữ, Duy Tân, Ngự Bình, Phan Chu Trinh… phải gánh chịu những tác động lớn khi hàng chục điểm thi công đồng loạt triển khai. Nhân công thiếu, thiết bị không đảm bảo... dẫn đến tình trạng chậm tiến độ, chất lượng công trình và công tác hoàn trả mặt bằng không như nguyên trạng ban đầu.

Tình cảnh đường nhếch nhác sau mỗi lần mưa do không hoàn trả mặt bằng.

Tình cảnh đường nhếch nhác sau mỗi lần mưa do không hoàn trả mặt bằng.

Tiếng ồn khói bụi cũng như sự nguy hiểm từ các khu vực thi công tạo nên một "bức tranh hổ lốn", ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị, tới môi trường du lịch Huế.

Những hố sâu đào ngay trước mặt tiền, khói bụi ô nhiễm cũng như quá trình hoạt động của máy móc kéo dài khiến hàng quán không thể mở, các cửa hàng thời trang, dịch vụ đồng loạt đóng cửa.

Chị Phan Xuân, kinh doanh shop áo quần ở đường Bà Triệu, chia sẻ: "Mấy tháng gần đây buôn bán ế ẩm vì cả tuyến đường này bị chặn lại để phục vụ việc thi công, ổn ào, bụi bẩn bám đầy shop. Không biết vì sao cứ đào lấp liên tục. Sau thi công, tuyến đường bị hư hỏng, nhếch nhác, mặt bằng vỉa hè không được hoàn trả". 

Rào chắn gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.

Rào chắn gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.

Dự án có phạm vi 12 phường phía nam, tức là hơn 20.000 hộ dân bị ảnh hưởng. Đến nay, tiến độ chung của dự án mới hoàn thành khoảng 20% - 40% khối lượng, chậm so với kế hoạch đề ra, trong lúc theo cam kết với đối tác, đến năm 2018 dự án phải hoàn thành. 

Với tiến độ thi công ỳ ạch của nhà thầu, việc kinh doanh của các doanh nghiệp hay hộ dân hai bên đường là không thể tránh khỏi. Ước tính có tới 500 hộ kinh doanh bị ảnh hưởng, 200 doanh nghiệp phải dừng hoạt động kinh doanh tạm thời...

Dự án cải thiện môi trường nước xin gia hạn 1 năm

Trước những bức xúc của người dân và tồn tại nêu trên, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021 đã quyết định thông qua việc bổ sung chương trình giám sát dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế.

Chủ đầu tư đã trình UBND tỉnh để tỉnh xin ý kiến các Bộ, ngành Trung ương tham mưu cho Chính phủ cho phép đàm phán với nhà đầu tư Nhật Bản để xin đối tác gia hạn thời gian hoàn thành dự án đến cuối năm 2019. Dự án cũng chỉ xin gia hạn hiệp định vay để kéo dài thời gian thi công, chứ không tăng vốn đầu tư, Giám đốc Ban quản lí dự án Nguyễn Thanh Tuấn Anh thông tin.

Vào mùa ưa đường rất lầy lội
Vào mùa ưa đường rất lầy lội

Chủ tịch UBND tỉnh, đáng ra dự án phải hoàn tất từ quý III-2018, tuy nhiên do quá trình đấu thầu và triển khai các thủ tục mất khá nhiều thời gian nên thời gian thi công thực địa chỉ hơn 2 năm khó đảm bảo tiến độ. Do đó, tỉnh đã đề xuất xin gia hạn thời gian thi công thêm một năm để hoàn thành toàn bộ dự án. 

Để đảm bảo tiến độ sau khi gia hạn hiệp định vay, các nhà thầu phải có phương án quyết liệt trong việc thi công, cần tổ chức tăng ca ở những nút giao thông trọng điểm, thực hiện thi công cuốn chiếu, thi công đến đâu hoàn trả mặt bằng đến đó nhằm giảm thiểu các tác động đến đời sống của người dân.

Đọc thêm