Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang yêu cầu chủ động phòng chống hạn- mặn màu khô

(PLVN) - UBND tỉnh Kiên Giang đã hành công văn số 298/UBND-KTCN về việc chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh chủ động phòng chống hạn- mặn, đảm bảo cấp nước an toàn cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt của nhân dân trong mùa khô 2019 

Nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân, chủ động các giải pháp phòng,

chống hạn hán, xâm nhập mặn phù hợp, có hiệu quả, bảo đảm an toàn nguồn nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, ngày 18/3/2019 UBND tỉnh Kiên Giang đã hành công văn số 298/UBND-KTCN về việc chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh chủ động phòng chống hạn- mặn, đảm bảo cấp nước an toàn cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt của nhân dân trong mùa khô 2019.

Công văn số 298 của UBND tỉnh Kiên Giang
Công văn số 298 của UBND tỉnh Kiên Giang

Trước tình hình nắng nóng, nguồn nước ngọt hạn chế, nguy cơ xâm nhập mặn còn có khả năng kéo dài đến đầu tháng 6/2019, UBND tỉnh Kiên Giang đã yêu cầu Giám đốc (Thủ trưởng) các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo triển khai việc theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, diễn biến mặn đầu vụ Hè Thu và lũ vào giữa đến cuối vụ đảm bảo chủ động ứng phó, bảo vệ an toàn cho sản xuất và đảm bảo nước sinh hoạt cho nhân dân trong thời gian tới…

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng chỉ đạo các Sở, ban, ngành có liên quan cần phải tăng cường công tác điều tra xâm nhập mặn trong các đợt nắng hạn, không mưa kéo dài, kịp thời thông báo cho các ngành, địa phương và nhân dân biết để chủ động trong sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống cống trong vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng U Minh Thượng và dự án Ô Môn - Xà No cũng phải được vận hành hiệu quả theo các quy trình.

Tỉnh có biện pháp giải quyết nước phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi cho nhân dân các vùng sâu, vùng xa, hải đảo (ảnh minh họa)
Tỉnh có biện pháp giải quyết nước phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi cho nhân dân các vùng sâu, vùng xa, hải đảo (ảnh minh họa)

Sở NN & PTNT tỉnh Kiên Giang có trách nhiệm phối hợp với các địa phương thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến tại các điểm xâm nhập mặn cục bộ, thiếu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt vùng nông thôn để nhanh chóng có biện pháp khắc phục. Đặc biệt tại khu vực 02 đập Hòa Điền và Kênh Nhánh, phải duy trì đập đến khi có mưa đều, mực nước nội đồng lên dần và ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm. Chủ động chuẩn bị các phương án đắp đập kênh Tà Niên, kết hợp với việc thi công xây dựng cống Tà Niên, đang chuẩn bị triển khai trong năm 2019.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng nhấn mạnh việc phối hợp với Sở NN & PTNT tính toán lịch thời vụ Hè Thu xen kẽ giữa 02 tỉnh và lịch luân phiên lấy nước tưới khi xuất hiện tình huống mực nước đau nguồn quá thấp (tại Châu Đốc dưới l,lm). Xây dựng lịch thời vụ gieo sạ lúa Hè Thu hợp lý từng vùng, khuyến cáo gieo sạ sớm ở các khu vực có điều kiện nguồn nước ngọt. Chỉ đạo các địa phương tuân thủ lịch thời vụ đã đưa ra.

Đối với UBND các huyện, thành phố, UBND tỉnh Kiên Giang cũng có chỉ đạo về việc tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông, nâng cao năng lực và nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu và nước biển dâng, yêu cầu kiểm soát mặn để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân.Chuẩn bị sẵn sàng các phương án vận chuyển, cung cấp nước sạch cho các khu vực nông thôn bị thiếu nước sinh hoạt. Có phương án hỗ trợ cho người dân tại các khu vực không thể đáp ứng được yêu cầu cấp nước sinh hoạt. Có biện pháp giải quyết nước phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi cho nhân dân các vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN & PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết: Trên tinh thần công văn số 298 của UBND tỉnh, Sở đã chỉ đạo Chi cục Thủy lợi tổ chức quản lý vận hành tốt việc đóng mở hệ thống cống ven biển để ngăn mặn, giữ ngọt, điều tiết hợp lý giữa các vùng chuyên lúa, chuyên tôm, tôm - lúa theo yêu cầu thực tế tại từng thời điểm sản xuất, từng khu vực, phối hợp với các huyện chỉ đạo rà soát lại các hệ thống công trình cống, đập, chỉ đạo nạo vét kênh mương trữ nước khi cần thiết. Đồng thời theo dõi chặt chẽ tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô, nhất là các đợt nắng hạn kéo dài để kịp thời thông báo cho địa phương và nhân dân chủ động ứng phó.

Đọc thêm