Ngăn chặn tình trạng “quân xanh quân đỏ” trong đấu giá tài sản

(PLO) - Hội thảo góp ý dự án Luật đấu giá tài sản diễn ra vào sáng nay 27/9 tại TPHCM do ông Đinh La Thăng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM chủ trì đã nêu lên nhiều vấn đề tồn đọng trong hoạt động đấu gá tài sản, trong đó có hiện tượng “quân xanh, quân đỏ, chân gỗ” và dìm giá.
Ngăn chặn tình trạng “quân xanh quân đỏ” trong đấu giá tài sản

Dự thảo Luật đấu giá tài sản được tiếp thu, chỉnh lý gồm 8 chương, 79 điều, trong đó, có bổ sung thêm một số điểm, khoản quy định về việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, rà soát, bổ sung các loại tài sản đấu giá như: tài sản nhà nước, đất đai, thi hành án… Rà soát, bổ sung trình tự, thủ tục, đấu giá tài sản; bổ sung các hành vi nghiêm cấm, các quy định liên quan đến trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, doanh nghiệp đấu giá tài sản, đấu giá viên và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của đấu giá viên. 

Theo Tiến sĩ Kinh tế Trần Du Lịch – nguyên Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố,hiện tượng “quân xanh, quân đỏ, chân gỗ” dẫn đến tiêu cực trong bán đấu giá là có thật. Đơn cử trường hợp hợp người muốn mua miếng đất, căn nhà tốt, tự nhiên có lực lượng đến ngăn cản người khác tới đấu giá mà không ai dám làm gì. Tương tự một trường hợp khác, người có nhà thế chấp, sau đó, có người cấu kết, bán rẻ nhà của họ, vấn đề đặt ra là Luật này có chế định, khắc phục, lành mạnh hóa vấn đề đấu giá, tạo công bằng hay không. Như vậy, liệu những hành vi này sẽ được xử lý theo điều nào của Bộ luật hình sự?

Ông Trần Du Lịch trăn trở: “Bộ Luật hình sự mới bỏ Điều 165, tức là điều về tội cố ý làm trái. Như vậy, những tội vi phạm điều 8 này quy định, điều nào dùng để xử lý hình sự?”. 

Ông Trần Du Lịch 

Về phần mình, ông Phạm Văn Sỹ - Giám đốc Trung tâm dịch vụ Bán đấu giá Tài sản TP HCM cho rằng, Bộ Luật mới quy định xử lý hình sự theo khung, tiền, còn xử lý tiền đặt trước đến đâu, quy trình ra sao sẽ đưa vào quy chế đấu giá.

Ông Sỹ băn khoăn: “Luật phải quy định xử lý chế tài về tiền đặt trước đối với người thông đồng dìm giá, không để tình trạng một người vô mua “vô tình”, và một người “cố tình” không phải mua để trục lợi”.

Ông Phạm Văn Sỹ bày tỏ nhiều băn khoăn
Ông Phạm Văn Sỹ bày tỏ nhiều băn khoăn

Theo ông Sỹ, mức phạt cho hành vi  trục lợi theo nghị định 110, xử lý về hành chánh, Tư pháp lại chỉ có đấu giá và phạt 20 – 30 triệu đồng.. Như vậy, một hành vi sai trái bị lên án làm sao có thể hạn chế xảy ra nếu chư có chế  tài xử lý hiệu quả?

Về các vấn đề này, Bí thư Đinh La Thăng khẳng định, Luật đấu giá tài sản cần có các quy định chế tài chặt chẽ để  ngăn chặn tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, tránh gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến tính hợp pháp tài sản đưa ra đấu giá, ử lý trách nhiệm trường hợp tham gia đấu giá có hành vi vi phạm, người trúng đấu giá không nhận được tài sản.

Đọc thêm