38 giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học ở TP Nam Định khiếu nại việc Phòng Giáo dục & Đào tạo thông báo họ phải nghỉ dạy vì bằng tại chức...
Theo các cô giáo này, khi ngành giáo dục tỉnh nhà có chủ trưởng đưa môn tiếng Anh vào chương trình giảng dạy bậc tiểu học, các cô đã theo học lớp Cao đẳng Anh văn (khóa 1 từ 1996-1998 và khóa II từ 1998- 2000) tại Trung tâm ngoại ngữ của tỉnh kết hợp với Viện Đại học mở Hà Nội. Khác với các lớp học tại chức tập trung theo đợt, khóa này học 1 tuần 6 ngày, giống như hệ cao đẳng chính quy, mỗi năm học 11 tháng và 1 tháng nghỉ hè. Nhưng khi học xong, các cô mới biết đây là hệ cao đẳng tại chức chứ không phải chính quy như nhà trưởng tuyên bố.
Do nhu cầu cần giáo viên tiếng Anh nên các cô giáo trên được nhận vào dạy luôn. Nhưng để có tương lai bền vững, họ tiếp tục theo học 2 năm đại học và nhiều người đã được tuyển vào biên chế, các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề trên địa bàn. Riêng chị em khối tiểu học, đến cuối năm 2008 thì Sở giáo dục có công văn thông báo: Những giáo viên tốt nghiệp đại học tại chức học thêm một lớp chuẩn hóa từ 8 đến 10 tháng để có Chứng nhận bổ túc kiến thức đạt trình độ đại học chính quy cho cử nhân ngành tiếng Anh sư phạm hệ tại chức. Điều đó khẳng định chị em đủ tiêu chuẩn giảng dạy theo quy định của ngành và thực tế nhiều giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy khá, giỏi.
Cô Thu Ninh bày tỏ: Chúng tôi rất lo lắng, hơn 10 năm gắn bó với bục giảng với mức lương chưa đến 1 triệu đồng/tháng, nhưng thời gian công tác đã lâu và có nhiều cống hiến cho giáo dục tỉnh nhà, tuổi đời đã nhiều nên giờ nếu không được giảng dạy sẽ đi đâu?. Làm gì?.
Trong số 38 cô giáo có 20 người được cấp giấy Chứng nhận bổ túc kiến thức đạt trình độ đại học chính quy cho cử nhân ngành tiếng Anh sư phạm hệ tại chức, số còn lại đã học bổ túc nâng cao theo yêu cầu của Sở. Tại sao trường Đại học ngoại ngữ Hà Nội chứng nhận đạt trình độ tương đương Đại học chính quy thì Sở Nội vụ và Sở Giáo dục lại không công nhận?.
Theo các cô giáo này, khi ngành giáo dục tỉnh nhà có chủ trưởng đưa môn tiếng Anh vào chương trình giảng dạy bậc tiểu học, các cô đã theo học lớp Cao đẳng Anh văn (khóa 1 từ 1996-1998 và khóa II từ 1998- 2000) tại Trung tâm ngoại ngữ của tỉnh kết hợp với Viện Đại học mở Hà Nội. Khác với các lớp học tại chức tập trung theo đợt, khóa này học 1 tuần 6 ngày, giống như hệ cao đẳng chính quy, mỗi năm học 11 tháng và 1 tháng nghỉ hè. Nhưng khi học xong, các cô mới biết đây là hệ cao đẳng tại chức chứ không phải chính quy như nhà trưởng tuyên bố.
Do nhu cầu cần giáo viên tiếng Anh nên các cô giáo trên được nhận vào dạy luôn. Nhưng để có tương lai bền vững, họ tiếp tục theo học 2 năm đại học và nhiều người đã được tuyển vào biên chế, các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề trên địa bàn. Riêng chị em khối tiểu học, đến cuối năm 2008 thì Sở giáo dục có công văn thông báo: Những giáo viên tốt nghiệp đại học tại chức học thêm một lớp chuẩn hóa từ 8 đến 10 tháng để có Chứng nhận bổ túc kiến thức đạt trình độ đại học chính quy cho cử nhân ngành tiếng Anh sư phạm hệ tại chức. Điều đó khẳng định chị em đủ tiêu chuẩn giảng dạy theo quy định của ngành và thực tế nhiều giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy khá, giỏi.
Cô Thu Ninh bày tỏ: Chúng tôi rất lo lắng, hơn 10 năm gắn bó với bục giảng với mức lương chưa đến 1 triệu đồng/tháng, nhưng thời gian công tác đã lâu và có nhiều cống hiến cho giáo dục tỉnh nhà, tuổi đời đã nhiều nên giờ nếu không được giảng dạy sẽ đi đâu?. Làm gì?.
Trong số 38 cô giáo có 20 người được cấp giấy Chứng nhận bổ túc kiến thức đạt trình độ đại học chính quy cho cử nhân ngành tiếng Anh sư phạm hệ tại chức, số còn lại đã học bổ túc nâng cao theo yêu cầu của Sở. Tại sao trường Đại học ngoại ngữ Hà Nội chứng nhận đạt trình độ tương đương Đại học chính quy thì Sở Nội vụ và Sở Giáo dục lại không công nhận?.
Tại sao cũng được đào tạo như nhau nhưng ở các địa phương khác các cô đều được vào biên chế, nhưng ngành Nội vụ và giáo dục thành Nam lại loại những người đã gắn bó lâu năm với giáo dục địa phương ra khỏi công việc yêu thích của họ?
Luật Giáo dục ghi rõ bậc đại học có hệ chính quy và không chính quy, có hệ thống trường công bên cạnh trường tư thục, dân lập. Điều 4 Luật Giáo dục 2010 nêu: “Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên”, Điều 43 quy định “Sinh viên học hết chương trình đại học, có đủ điều kiện thì được dự thi hoặc bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu theo quy định của bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo thì được hiệu trưởng trường đại học cấp bằng tốt nghiệp đại học”.
Luật Giáo dục ghi rõ bậc đại học có hệ chính quy và không chính quy, có hệ thống trường công bên cạnh trường tư thục, dân lập. Điều 4 Luật Giáo dục 2010 nêu: “Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên”, Điều 43 quy định “Sinh viên học hết chương trình đại học, có đủ điều kiện thì được dự thi hoặc bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu theo quy định của bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo thì được hiệu trưởng trường đại học cấp bằng tốt nghiệp đại học”.
Điều 65 khẳng định: “Trường dân lập, trường tư thục có nhiệm vụ, quyền hạn như trường công lập…, văn bằng, chứng chỉ do trường dân lập, trường tư thục, trường công lập cấp có giá trị pháp lý như nhau”.
Vì vậy, việc loại các cô giáo này liệu có hợp tình, hợp lý?.
Tuấn Ngọc
Vì vậy, việc loại các cô giáo này liệu có hợp tình, hợp lý?.
Tuấn Ngọc