Đòn gió trước, đòn thật sau

(PLVN) - Điều NATO nói chung và chính phủ Đức nói riêng lo ngại lâu nay giờ đã xảy ra khi tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút bớt binh lính Mỹ hiện đang được triển khai trên lãnh thổ thành viên NATO này. Trong những năm trước đấy, Mỹ đã rút dần hơn một nửa số binh lính Mỹ ra khỏi nước Đức. 
Mỹ rút bớt quân đồn trú tại lãnh thổ Đức.
Mỹ rút bớt quân đồn trú tại lãnh thổ Đức.

Nhưng việc ấy được thực hiện ở thời những người tiền nhiệm của ông Trump và sau khi có thương thảo và nhất trí giữa Mỹ với NATO và chính phủ Đức. Còn hiện tại, ông Trump đơn phương quyết định rút bớt binh lính Mỹ ra khỏi nước Đức mà trước đó không hề trao đổi và thoả thuận gì với NATO và chính phủ Đức.

Cách hành xử này của ông Trump mới chính là điều khiến NATO và chính phủ Đức hậm hực và lo ngại nhất bởi trong đó hàm ý rất rõ quan điểm chủ ý của ông Trump coi thường NATO và bất chấp các thành viên NATO, áp đặt chủ ý cho NATO và thể hiện phía Mỹ sẵn sàng từ bỏ NATO.

Ông Trump đã từng công khai coi NATO là lỗi thời. Nước Mỹ ở thời ông Trump cầm quyền vốn không có mối quan hệ thân thiện với nước Đức như ở thời những người tiền nhiệm của ông Trump. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 trong thế kỷ trước, NATO được thành lập.

Quân đội Mỹ được triển khai trên lãnh thổ một số nước thành viên NATO ở châu Âu trên cơ sở chiến lược chung của NATO. Các thành viên NATO ở châu Âu cần sự hiện diện quân sự trực tiếp này của Mỹ để ràng buộc Mỹ vào cam kết của Mỹ trong NATO về đảm bảo an ninh cho các thành viên NATO. Nói theo cách khác, các thành viên NATO trên danh nghĩa nhờ vào NATO để có được sự đảm bảo an ninh nhưng trong thực chất thì dựa cậy vào Mỹ.

Không có Mỹ, NATO sẽ chẳng khác gì trong tình trạng bị tê liệt về mọi phương diện. Bây giờ, Mỹ rút bớt binh lính ra khỏi nước Đức chưa có nghĩa là Mỹ khởi đầu tiến trình triệt thoái quân đội Mỹ ra khỏi châu Âu. Nhưng việc Mỹ quyết định chuyện lớn và quan trọng như thế đối với NATO và nước Đức mà không trao đổi trước với NATO và chính phủ Đức cho thấy Mỹ bắt đầu không còn cảm thấy bị ràng buộc vào những cam kết lâu nay cho NATO như trước nữa.

Nói theo cách khác, Mỹ mới quyết định rút bớt thôi nhưng đã sẵn sàng rút hết binh lính Mỹ ra khỏi châu Âu hoặc ít nhất thì cũng đã tính đến khả năng và kịch bản ấy.

Giới quan sát nhận định, Mỹ rút đi NATO sẽ chẳng khác gì trong tình trạng bị tê liệt về mọi phương diện.
Giới quan sát nhận định, Mỹ rút đi NATO sẽ chẳng khác gì trong tình trạng bị tê liệt về mọi phương diện.

Lý do được ông Trump đưa ra khi doạ sẽ rút binh lính Mỹ ra khỏi châu Âu là các nước thành viên NATO không thực hiện đầy đủ cam kết trong thoả thuận chung của NATO về dành 2% GDP hàng năm cho ngân sách quân sự và quốc phòng.

Ông Trump đòi các đồng minh quân sự chiến lược truyền thống của Mỹ phải tự chi trả nhiều hơn cho an ninh của chính các thành viên này để bớt dựa cậy vào Mỹ. Nội hàm của khẩu hiệu “Nước Mỹ trước hết” cũng được ông Trump hiểu như thế và chính vào thời điểm hiện tại, ông Trump lại cần đến tác động dân tuý của khẩu hiệu ấy trong cuộc vận động tranh cử tổng thống.

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra, kinh tế Mỹ suy thoái trầm trọng, tỷ lệ thất nghiệp cao như chưa từng thấy trong gần 100 năm qua, xã hội Mỹ lại đang rung chuyển dữ dội và phân rẽ sâu sắc về biểu hiện mới của tình trạng phân biệt sắc tộc và bạo lực của cảnh sát người da trắng đối với người da mầu hiện đang đe doạ thật sự cơ may của ông Trump được tái đắc cử trong cuộc bầu cử thống thống năm nay ở nước Mỹ.

Ông Trump ý thức được Trong khoảng thời gian chỉ rất ngắn vừa qua đã dồn dập có những động thái khiến cho mối quan hệ giữa Triều Tiên với Mỹ và giữa Triều Tiên với Hàn Quốc đều không còn được tương đối yên bình như từ đầu năm 2018 trở lại. Mà chúng lại còn đều xảy ra vào dịp 2 năm cuộc gặp cấp cao đầu tiên trong lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên (mùa hè năm 2018 ở Singapore), giữa khi cả Mỹ lẫn Hàn Quốc đều phải gồng mình ứng phó dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra và không lâu nữa sẽ có cuộc bầu cử tổng thống mới ở nước Mỹ.

Dịch bệnh từ sau khi bùng phát ở Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành chủ đề nội dung thời rằng nếu muốn tái đắc cử tổng thống thì ít nhất phải tranh thủ được bằng mọi giá diện cử tri đã bỏ phiếu bầu cho mình năm 2016. Vì thế, làm găng với NATO và Trung Quốc trở thành những chiêu thức vận động tranh cử quan trọng đối với ông Trump.

Với quyết định rút bớt binh lính Mỹ ra khỏi nước Đức, ông Trump vừa gia tăng áp lực đối với NATO vừa thể hiện thái độ mà bên ngoài cho là trừng phạt chính phủ Đức. Đức là một trong những nước thành viên NATO và EU ở châu Âu đi đầu trong việc xung khắc lợi ích và mưu tính của Mỹ liên quan đến dự án tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Tây Âu và đến chương trình hạt nhân của Iran. Hiện tại, ông Trump mới chỉ quyết định rút bớt quân Mỹ ra khỏi nước Đức.

Phía Mỹ vẫn bỏ ngỏ khả năng có thực hiện thật sự quyết sách này hay không. Cho nên, hiện tại, đấy mới chỉ là đòn gió của Mỹ. Nhưg đòn gió mà có tác động như đòn thật và hoàn toàn không thể loại trừ kịch bản sau đòn gió là đòn thật.

Đọc thêm