Lâu đài San hô – kiến trúc bí ẩn tưởng nhớ “tình yêu thất lạc”

(PLVN) - Đầu thế kỷ 19, một người đàn ông trẻ từ Latvia tên Leedskalnin yêu say đắm và chuẩn bị kết hôn với cô gái trẻ 16 tuổi Agnes Skuvst kém anh 10 tuổi. Nhưng Agnes đã hủy hôn ngay trước đám cưới, với nỗi đau bị bỏ rơi chàng trai đã dành trọn những năm tháng ẩn dật để xây dựng nên 1 công trình huyền thoại - Lâu đài San hô.
Khối đá lớn nhất trong lâu đài San hô nặng 27 tấn.
Khối đá lớn nhất trong lâu đài San hô nặng 27 tấn.

Một mình xây dựng lâu đài suốt 28 năm

Lâu đài san hô ở Homestead, bang Florida, nằm trên diện tích 10 hecta. Tòa lâu đài này được xây hoàn toàn từ đá – những phiến đá khổng lồ, một số nặng lên đến 30 tấn. Tác giả lâu đài San Hô là Edvards Liedskalnin (1887-1951), một kiến trúc sư nghiệp dư chỉ học hết lớp bốn. Ông là người gốc Latvia, có đặc điểm vóc dáng thấp bé (1,52 m), nhẹ cân (54,43 kg).

Trong suốt 28 năm làm việc độc lập, không một người giúp sức, không một thiết bị đặc biệt nào, ông chỉ dùng những thứ mót được từ bãi rác xe hơi làm dụng cụ tác nghiệp vận chuyển những tảng, những khối san hô từ bờ vịnh Mexicô về xếp thành một lâu đài nho nhỏ. 

San hô vốn dễ vỡ và có nhiều cạnh sắc, ông không quản ngày đêm máu tứa, một thân một mình loay hoay đẽo gọt, sắp đặt, chồng xếp, kê, đệm... Các khối của lâu đài hai tầng này được gắn kết với nhau không cần đến xi măng.

Một góc của lâu đài san San Hô ở Florida.
 Một góc của lâu đài san San Hô ở Florida. 

Ước tính có đến 1.000 tấn đá san hô dùng để xây tường và tháp, cộng thêm 100 tấn nữa để khắc đẽo thành các vật dụng và đồ dùng mỹ thuật (một cái tháp cao 6m, nặng 28 tấn, một cánh cổng xoay nặng 9 tấn điều khiển bằng cách nhấn nút với một ngón tay, tảng đá lớn nhất trong lâu đài nặng gần 30 tấn, một số tảng đá còn nặng gấp đôi những khối đá của Đại kim tự tháp ở Giza và dày đến 1,5m).

Ông sống rất đơn giản, không có xe hơi, mà ngày ngày chỉ đạp xe 6km vào thị trấn mua thức ăn. Những người hàng xóm chỉ thấy những chiếc xe tải do ông mượn chở những tảng đá san hô từ Florida đến Homestead cách nhau 16km trong ròng rã suốt 3 năm, nhưng làm thế nào để di chuyển lên xuống và sắp đặt chúng thì không có ai được chứng kiến cả. Nếu có ai đó hỏi về bí mật xây dựng, Edward chỉ trả lời rất đơn giản là ông đã nắm được phương pháp xây dựng kim tự tháp và những định luật về đòn bẩy cũng như trọng lực.

 

Trong khuôn viên Lâu đài San Hô chứa các khối đá nặng tổng cộng 1.000 tấn, bao gồm các bức tường, đồ chạm khắc, bàn ghế và một tòa tháp. Thường được cho là làm từ san hô (như tên gọi của nó), các khối đá thực chất được làm từ đá trứng cá (oolite), còn gọi là đá vôi oolite. Điểm đặc biệt là chúng được “gắn chặt” với nhau mà không cần vữa, thay vào đó chúng cố định tại vị trí nhờ chính sức nặng của mình.

Kỹ thuật xây dựng được điêu luyện đến từng chi tiết nhỏ, các khối đá được đặt khít nhau với độ chính xác đến mức ánh sáng cũng không thể len xuyên qua các khe hở. Ngoại trừ vài trường hợp cá biệt, các tác phẩm cự thạch trong khuôn viên nặng trung bình 14 tấn. Khối lớn nhất nặng đến 27 tấn, với hai cột đá cao nhất cao đến 7,6 m.

Cột đá thiên văn cao 7,6m.
Cột đá thiên văn cao 7,6m.  

Một trong những điểm nhấn của Lâu đài San Hô có lẽ là khối đá nặng 9 tấn đặt tại cổng vào. Leedskalnin đã xếp đặt khối đá lớn này với mức độ chính xác đến mức có thể dễ dàng mở vào khi chỉ cần chạm nhẹ.

Năm 1986, hơn 30 năm sau khi Leedskalnin qua đời, cánh cổng đã được sửa, công việc khi đó đòi hỏi đến 6 người, họ phải sử dụng một cái cần trục nặng đến 20 tấn mới có thể di chuyển phiến đá này. Dù vậy, bất chấp sở hữu một lực lượng “hùng hậu” và đông đúc, đội thợ vẫn không thể xếp đặt cái cổng với độ chính xác hoàn hảo như trước đây.

Bên cạnh cột đá, trong khuôn viên lâu đài còn có một cột đá khác cao tương đương (7,6 m), đây là một cột đá được Leedskalnin tự mình khai thác, đẽo gọt và xếp đặt cẩn thận vào năm 1940. Trên đỉnh tháp có một hốc tròn, trong hốc có hai sợi dây thép hoặc sắt đặt bắt chéo nhau, chỉ thẳng hướng Sao Bắc Cực. Cột đá này chính là một loại kính thiên văn.

Ngoài ra, Leedskalnin đã tạo ra một chiếc đồng hồ Mặt Trời vô cùng chính xác và đặc biệt. Nó có thể cho thấy chính xác thời gian trong ngày, với độ sai cách chỉ vài phút. Có hai thanh kim loại gắn chặt vào khối đá, đổ bóng xuống mô hình vòng lặp bên dưới, vị trí giao cắt của bóng cột mốc với mô hình chỉ rõ mốc thời gian.

Phương pháp xây dựng đầy bí ẩn

Qua nhiều thập kỉ, hàng trăm câu chuyện đã được thêu dệt xung quanh Leedskalnin và lâu đài của ông. Có người cho rằng Leedskalnin đã dùng sức mạnh tâm tưởng để di dời các tảng đá khổng lồ. Người khác thì phỏng đoán Leedskalnin có “bí thuật gia truyền” về hiện tượng từ tính hay cái gì đó nôm na gọi là “năng lượng trái đất”. Hoặc giả Leedskalnin đã làm cách nào đó để triệt tiêu trọng lực đi… Dù sao, cho đến nay vẫn chưa có lời giải thích nào thực sự thỏa đáng, và thế là những lời đồn đại nửa hư nửa thực vẫn được dịp lên ngôi.

Duy chỉ có một điểm mà tất cả mọi người đều thống nhất: trong suốt gần 30 năm trời ẩn dật, Leedskalnin hầu như chỉ sống và làm việc về đêm, nhằm tránh con mắt tọc mạch, soi mói của người đời. Và thực sự chưa có ai tận mắt chứng kiến người đàn ông nhỏ bé này đã di chuyển các tảng đá san hô khổng lồ như thế nào.

Bức ảnh chụp Leedskalnin trong lâu đài San Hô.
Bức ảnh chụp Leedskalnin trong lâu đài San Hô.  

Có thể khẳng định Leedskalnin đã không sử dụng các công cụ hiện đại (tính tới thời điểm đó là sau năm 1920) để xây dựng công trình, nhưng liệu có cần thiết không, nếu ông biết cách ứng dụng một kĩ thuật khác.

Theo truyền thuyết kể lại, có một số đứa trẻ đã thử từng dòm trộm vào khuôn viên Lâu đài San Hô vào đêm nọ, và đã chứng kiến thấy những phiến đá lớn trôi lơ lửng trong không khí như “những quả bóng bay hidrô”.

Tuy rằng Leedskalnin chưa từng tiết lộ bí mật xây dựng công trình của ông, ông có để lại các bản thảo đề cập đến một loạt các thí nghiệm sử dụng nam châm, gợi ý rằng phương pháp của ông là thông qua việc nghiên cứu các trường từ của Trái Đất. Phải chăng Leedskalnin, theo tuyên bố của một số người, đã tìm ra cách chiến thắng trọng lực, khiến các khối đá tảng “trôi lơ lửng” trong không khí rồi xếp đặt vào đúng vị trí?

Cũng khá hài hước là câu trả lời, rốt cuộc, lại nằm chính trong lời giải thích giản đơn tưởng chừng vô lý của Leedskalnin. “Tôi đã khám phá ra bí mật của Kim tự tháp và sử dụng chính cách làm của những người Ai Cập cổ”. Tháng 12/1951, Edward lâm bệnh nặng. Ít lâu sau, ông qua đời trong giấc ngủ ở tuổi 64.

Không ít người vẫn “ngoan cố” khăng khăng không chịu tin vào cách hiểu này. Bởi theo họ, ở thời đại xa xưa như thời Ai Cập cổ đại hay những năm 1920, làm sao người ta đủ thông minh và sáng tạo để làm nên một công trình kiến trúc ấn tượng như vậy, nếu không có sự trợ giúp của các thế lực huyền bí? Có vẻ như họ đã đánh giá quá thấp sức mạnh tiềm tàng và khả năng kì diệu của con người và có lẽ lâu đài San hô thực sự chứa sức mạnh thần kì từ tình yêu vĩnh cửu của Leedskalnin.

Đọc thêm