Lời nói dối lịch sử che lấp công lao của nhà giải mã số 1 nước Mỹ

(PLVN) - Với một lời nói dối của một nhân vật chức sắc, những đóng góp to lớn của nhà phá mật mã nữ đầu tiên của Mỹ đã bị che giấu trong suốt nhiều năm liền.
Vợ chồng Elizebeth và William F. Friedman.
Vợ chồng Elizebeth và William F. Friedman.

Sự ghi nhận muộn màng 

Vào tháng 10/1957, tạp chí Time dẫn một cuốn sách mới xuất bản của nhà mật mã học người Mỹ Elizebeth S.Friedman và chồng là ông William F.Friedman khẳng định giả thuyết rằng William Shakespeare không phải là tác giả thực sự của các vở kịch của ông ấy là không có cơ sở. Cuốn sách cũng bác những đồn đoán cho rằng một mật mã được giấu trong các vở kịch của Shakespeare đã chỉ ra danh tính tác giả “thực” của những tác phẩm. Tạp chí trên cho biết thêm rằng ông William đã dẫn đầu nhóm đã phá được bộ mật mã có tên “PURPLE”của người Nhật Bản vài tháng trước trận Trân Châu Cảng.

Trong khi ông William trong suốt cuộc đời mình đã được coi là nhà mật mã học hàng đầu của Mỹ và đến nay vẫn được nhớ đến với tư cách là cha đỡ đầu của Cơ quan An ninh Quốc gia của nước này thì những thành tựu của bà Elizebeth chỉ được công nhận nhiều hơn trong những năm gần đây, sau khi những tài liệu về Chiến tranh Thế giới thứ hai được giải mật, nêu rõ vai trò của bà. Hiện được biết đến rộng rãi là “nhà giảimã nữ đầu tiên của Mỹ”, trong Thế chiến thứ nhất, bà Elizebeth đã cùng ông William chỉ đạo một đội phá mã không chính thức do chính phủ Mỹ tuyển dụng. 

Trong thời kỳ Cấm rượu ở Mỹ, bà chịu trách nhiệm phá những mật mã được những kẻ buôn lậu rượu và ma tuý sử dụng, vạch ra bằng chứng phạm tội của các băng nhóm buôn lậu khét tiếng, bao gồm cả các băng nhóm của trùm tội phạm Al Capone ở New Orleans. Tuy nhiên, thành tựu lớn nhất của bà là khám phá ra một đường dây gián điệp của Đức Quốc xã hoạt động trên khắp Nam Mỹ vào năm 1943 - một chiến công mà Giám đốc đầu tiên của Cục Điều tra Liên bang Mỹ J.Edgar Hoover đã thay mặt FBI nhận toàn bộ. 

Nhà báo Jason Fagone(tác giả của một cuốn sách viết về Elizebeth được xuất bản vào năm 2017) khẳng định: “Bàấy là người phụ nữ tuyệt vời, là người đứng sau rất nhiều trận chiến bí mật quan trọng của thế kỷ 20, là một anh hùng và trí tuệ của bà ấy vượt xa những kẻ thù của nước Mỹ”. Cuốn sách của Fagone là cơ sở cho bộ phim tài liệu The Codebreaker của kênh PBS, trong đó sử dụng các bức ảnh và thư lưu trữ để cung cấp cái nhìn sâu sắc về cuộc đời và công việc của Elizebeth. 

Từ những bằng chứng lịch sử này, những chiến tích của bà dần được công nhận rộng rãi hơn. Trong đó, vào tháng 4/2019, một Nghị quyết của Thượng viện Mỹ đã được thông qua để vinh danh bà. Đến tháng 7/2020, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ đã thông báo rằng một con tàu mới của lực lượng này sẽ được đặt theo tên của bà. 

Định mệnh nghề nghiệp

Elizebeth Smith Friedman sinh ngày 26/8/1892 tại bang Indiana, Mỹ. Năm 1915, bà tốt nghiệp đại học chuyên ngành văn học Anh và trở thành hiệu trưởng của một trường trung học công lập ở địa phương.Ngoài ra, bà còn tự học và thông thạo tiếng Latin, Hy Lạp và Đức...Elizebeth đến với công việc phá mã bắt nguồn từ cuộc gặp gỡ với doanh nhân triệu phú George Fabyan - chủ sở hữu Phòng thí nghiệm Riverbank, một trong những cơ sở đầu tiên ở Mỹ được thành lập để nghiên cứu về mật mã. Riverbank là nơibà đã trau dồi kỹ năng về mật mã và cũng là nơi bà gặp người chồng của mình William Friedman.

Fabyan đã tuyển cả 2 người đến làm việc để giúp ông chứng minh giả thuyết của mình rằng nhà quý tộc người Anh Francis Bacon mới là tác giả thực của những vở kịch nổi tiếng của Shakespeare.Nhà sử học Amy Butler Greenfield cho biết: “Trong khi ông William có trực giác tuyệt vời để phá mật mã, bà Elizabeth có một trực giác đặc biệt khác về các mật mã mà không ai khác có thể nhìn thấy. Bà ấy cực kỳ giỏi trong việc nhận ra các mô hình, và bà ấy sẽ chỉ ra những phỏng đoán mà sau đó đều được chứng minh là chuẩn xác”. Lĩnh vực mật mã vào thời điểm này vẫn còn non trẻ và Elizebeth là một trong số rất ít phụ nữ làm việc trong lĩnh vực này. 

Ngay trước khi Elizebeth và William kết hôn, Mỹ bước vào Thế chiến thứ nhất. Sự nổi bật của truyền dẫn vô tuyến lúc bấy giờ có nghĩa là phá mã là một kỹ năng có giá trị. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, Mỹ không có đơn vị phá mã chuyên dụng nào và họ cũng không được chuẩn bị để thu thập thông tin tình báo bằng cách sử dụng những phương tiện đó.

Trong bối cảnh như vậy, ông Fabyan tình nguyện phục vụ chính phủ và dựa vào chuyên môn của các nhân viên tại Riverbank để thành lập đơn vị phá mã đầu tiên ở Mỹ do vợ chồng nhà Friedman đứng đầu. Cặp đôi đã huấn luyện các quân nhân trong việc giải mã các thông điệp đồng thời cũng xây dựng hệ thống mật mã phức tạp của riêng họ. 

Sau khi chiến tranh kết thúc, nhà Friedman rời Riverbank để làm việc cho chính phủ Mỹ. Vào những năm 1920, bà Elizebeth điều hành một đơn vị phân tích mật mã thuộc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ để theo dõi những đường dây buôn lậu bất hợp pháp, trở thành người phụ nữ đầu tiên từng dẫn đầu một sáng kiến như vậy.

Công việc của bà là đánh chặn và giải mã các tin nhắn được mã hóa của những tên cướp và các băng nhóm tội phạm, chuyển chúng cho Cảnh sát biển. Elizebeth và trợ lý của bà đã giúp hoàn thiện hồ sơ để đưa đến 650 vụ truy tố hình sự. Bà cũng đã làm chứng với tư cách là nhân chứng chuyên môn trong 33 phiên tòa xét xử những kẻ buôn lậu ma tuý.

Lời nói dối lịch sử

Vào những năm 20 và 30, ElizebethFriedman được điều hành đơn vị phá mã của riêng mình nhưng đến Chiến tranh Thế giới thứ hai, bà cảm thấy thất vọng vì vị trí của mình. Khi đó, bà được giao nhiệm vụ giám sát các liên lạc bí mật giữa các đặc nhiệm Đức ở Nam Mỹ và những người giám sát của họ ở Berlin. Tuy nhiên, bà không có quyền kiểm soát như trước đây vì đơn vị của bà đã được chuyển giao cho lực lượng Hải quân. 

Dù vậy nhưng đóng góp của bà Elizebeth là vô cùng lớn. Khi người Mỹ đang tham chiến ở Thái Bình Dương, nỗi lo sợ về mối đe dọa của các cuộc đảo chính và nổi dậy do Đức Quốc xã hậu thuẫn ở Nam Mỹ - nơi có một số quốc gia giàu tài nguyên quan trọng về mặt chiến lược đối với Mỹcũng ngày càng gia tăng.Trong bối cảnh đó, chính bà Elizebeth đã giải mã các tin nhắn được gửi bằng máy Enigma khét tiếng của Đức, khám phá ra toàn bộ mạng lưới gián điệp trên khắp Nam Mỹ, đồng thời phát hiện ra danh tính, mật danh và mã số của người quản lý đường dây đó là tên Johannes Siegfried Becker. 

“Elizebeth là kẻ thù không đội trời chung của Becker. Bà ấy đã theo dõi thành công ông ta ở những nơi mà mọi cơ quan thực thi pháp luật và cơ quan tình báo khác đều thất bại. Bà ấy đã làm những gì FBI không thể làm”, Fagone khẳng định. Sau khi đường dây gián điệp nói trên bị phá vỡ, Argentina, Bolivia và Chile dứt khoát đoạn tuyệt với các cường quốc phe Trục,còn được gọi là “Trục Rome-Berlin-Tokyo” để chỉ các quốc gia chiến đấu chống lại lực lượng Đồng minh. 

Mặc dù FBI đã nhờElizebeth Friedman giúp đỡ nhưng bà đã không nhận được bất kỳ công lao nào cho vai trò của mình trong việc đập tan đường dây gián điệp của phe Trục trên khắp Nam Mỹ. Thay vào đó, thành tích này được J.Edgar Hoover đứng ra nhận với khẳng định rằng FBI đã dẫn đầu nỗ lực phá mã, xóa bỏ sự đóng góp của Elizebeth và nhóm của bà. “Đó là một lời nói dối, một lời nói dối thành công và chính lời nói dối đó đã được ghi vào sử sách. Bà Friedman đã ký một cam kết với Hải quân, theo đó hứa sẽ im lặng cho đến khi bà qua đời. Đến năm 1980, bà qua đời và đã giữ nguyên cam kết đó trong suốt nhiều thập kỷ”, Fagone nói.

Đọc thêm