Bảo vệ người tiêu dùng là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Không chỉ ở Việt
Người tiêu dùng Việt nam vẫn chưa được bảo vệ đúng mức Ảnh: Duy Lân |
Trước thực trạng số vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ngày càng gia tăng, nhiều quốc gia trên thế giới đã sớm ban hành các đạo luật bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Tại Việt
Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas) cho biết, trung bình mỗi năm, Hội tư vấn để giải quyết trên 1.000 khiếu nại các loại. Trong đó, có khoảng 80% số vụ được giải quyết, chủ yếu bằng phương pháp hòa giải. Như vậy, quyền lợi người tiêu dùng có được giải quyết thỏa đáng hay không vẫn phải chờ doanh nghiệp tự nguyện. Đó là lý do vì sao khi bị thiệt hại, người tiêu dùng ngại đến các cơ quan chức năng để khiếu kiện. Bên cạnh đó, nguyên nhân quan trọng nhất là các biện pháp chế tài của chúng ta còn quá nhẹ, số tiền xử phạt cho mỗi lần phát hiện sai phạm chỉ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Đó là một khoản tiền chẳng thấm vào đâu so với một doanh nghiệp. Tiền phạt đã ít, số lần bị kiểm tra để phát hiện sai phạm còn ít hơn, tạo kẽ hở cho các đối tượng vi phạm không chùn tay.
Hiện nay, cả nước có hai đơn vị được biết nhiều nhất trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương và Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt
Tuy được trao thêm quyền, nhưng Vinastas lại rất lo lắng vì với số lượng khiếu nại hiện nay, Hội càng khó khăn do thiếu kinh phí và nhân sự. Trên thực tế, không chỉ Vinastas mà ngay cả Ban Bảo vệ người tiêu dùng (Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương) cũng đang thiếu nhân lực trầm trọng, cả Ban chỉ có vài chuyên viên. Như vậy thì dù có “nhiệt tình và tận tâm” đến đâu họ cũng khó có thể chống đỡ được hàng trăm mánh khóe mà doanh nghiệp đặt ra trong công cuộc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo Bộ Công Thương, để công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiệu quả, trong thời gian tới, các ngành chức năng sẽ thực hiện đồng bộ một số biện pháp như: tập trung xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật An toàn thực phẩm... cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện các đạo luật này, tạo lập cho được một hệ thống pháp lụât về bảo vệ người tiêu dùng hoàn chỉnh, thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ người tiêu dùng trong giai đoạn mới. Các ngành có liên quan phải thiết lập được cơ chế giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng với tiêu chí nhanh, gọn và ít tốn kém nhất. Đồng thời, xúc tiến thành lập các trung tâm tư vấn và giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng.
Đỗ Thảo Nguyên (TH)