Ai Cập quyết định sửa đổi Hiến pháp

Hội Đồng tối cao quân đội Ai Cập đã giao cho một ủy ban gồm một nhóm luật gia và học giả bắt tay vào công việc sửa đổi Hiến pháp, đảm bảo dân chủ và bảo vệ giá trị cuộc bầu cử Tổng thống cũng như bầu cử Quốc hội. Hiến pháp mới sẽ được đưa ra trong vòng ít nhất 10 ngày kể từ ngày quyết định.

Hội Đồng tối cao quân đội Ai Cập đã giao cho một ủy ban gồm một nhóm luật gia và học giả bắt tay vào công việc sửa đổi Hiến pháp, đảm bảo dân chủ và bảo vệ giá trị cuộc bầu cử Tổng thống cũng như bầu cử Quốc hội. Hiến pháp mới sẽ được đưa ra trong vòng ít nhất 10 ngày kể từ ngày quyết định.

Công nhân Ai Cập biểu tình

Trước đó, các lực lượng quân sự Ai Cập đã cảnh báo làn sóng đình công lan nhanh khắp đất nước yêu cầu sửa đổi Hiến pháp. Theo các nhà lãnh đạo, người dân biểu tình để ủng hộ dân chủ và tìm kiếm một hệ thống đa Đảng cởi mở hơn. Vì vậy, trong bối cảnh bất ổn kéo dài cộng với các cuộc đình công liên tiếp nổ ra khiến họ phải hứa sẽ nhanh chóng khôi phục lại Hiến Pháp sau khi lật đổ chính quyền của Hosni Mubarak.

Ngày 14/2, Hội đồng quân sự đã bổ nhiệm ông Tarek el-Bishri, một cựu thẩm phán, làm người đứng đầu ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Ông Sobhi Saleh, một luật sư và cựu nghị sỹ của phe đối lập cho hay đã gặp tổng tham mưu trưởng là thống tướng Hussein Tantawi, hiện giữ vai trò như quốc trưởng và tiết lộ ủy ban trên sẽ loại bỏ hạn chế các quyền căn bản trong Hiến pháp của chế độ cũ, để đáp ứng yêu cầu của cách mạng và nguyện vọng của toàn dân.

Sau khi Tổng thống Hosni Mubarack chính thức từ chức sau hơn 30 năm cầm quyền vào ngày 11/2, giờ đây việc điều hành đất nước Ai Cập được chuyển giao cho lực lượng quân đội nắm giữ. Kể từ đó, những công nhân nước này đã tiến hành đình công để yêu cầu đòi tự do cho mình.

Theo hãng tin MENA của nước này, Ai Cập đang lo ngại về tình hình phát triển kinh tế xã hội của mình nhưng nếu biểu tình và đình công chưa tạm lắng thì không giải quyết được điều gì. Ngoại trưởng Ahmed Abul Gheit cũng cho hay nền kinh tế Ai Cập bị ảnh hưởng nặng nề và phải kêu gọi viện trợ quốc tế.

Đỉnh cao, các cuộc nổi dậy ở Ai Cập gần đây làm thiệt hại ít nhất 300 ngàn USD/ngày và theo dự kiến của một chi nhánh ngân hàng Pháp tại Ai Cập thì sự tăng trưởng kinh tế trong năm nay sẽ tụt xuống từ 5,3% xuống còn 3,7%.

Liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống, kênh truyền hình Al Arabia đưa tin Tổng thư ký Liên đoàn Arập Amr Moussa sẽ ra tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống của Ai Cập. Theo đài này, ông Moussa đang chuẩn bị chiến dịch tranh cử tập trung vào các vấn đề luật pháp và dân chủ.

Sau khi Thụy Sĩ phong tỏa tài sản của gia đình ông Mubarak, Ai Cập đã đề nghị Mỹ và các nước trong Liên minh châu Âu (EU) như Anh, Đức, Pháp phong tỏa tài sản của các cố vấn thân cận của ông này.

Minh Tuệ (theo AFP)