[links()] Các điều luật được viện dẫn để xác định lỗi của lái xe ô tô đều không đúng do chưa có chế tài đối với người… bị gây tai nạn.
Báo Pháp luật Việt Nam ra ngày 22/3/3011 có bài “Loạn quan điểm xử lý, dân rối tung vì…luật” phản ánh việc có nhiều ý kiến, quan điểm không đúng pháp luật trong việc xử lý tình huống va chạm giao thông gây nên vụ tai nạn lúc nửa đêm 13/3/2012 tại ngã tư Cửa Nam, Hà Nội.
Ý kiến của các luật sư trong bài báo đã được cộng đồng “cư dân mạng” ủng hộ và coi như ý kiến khách quan, đúng đắn nhất trong việc phân tích bản chất vụ việc cũng như việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc này.
|
Chiếc ô tô bị đâm với một vết rách lớn ở phía trái xe. |
Một số thành viên đã bày tỏ, bao nhiêu ngày “tức anh ách” vì những ý kiến không khách quan, quy chụp trách nhiệm cho người không có lỗi trong vụ việc nay đã được “giải tỏa” sự bực mình và hy vọng vụ việc sẽ được giải quyết như phân tích của luật sư. Trên diễn đàn webtretho.com, các thành viên của diễn đàn cũng thảo luận sôi nổi về những ý kiến của luật sư trong bài báo.
Một thành viên có tên komeomeo bình luận “mãi mới có một bài báo khách quan như thế này”. Sự quan tâm của cư dân mạng cho thấy, người dân đang chờ đợi sự giải quyết một cách khách quan, đúng pháp luật từ phía cơ quan có thẩm quyền.
Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến cho rằng, việc người lái xe ô tô rời khỏi hiện trường sau vụ tai nạn vẫn phải bị xử lý trách nhiệm. Đặc biệt, có ý kiến phân tích rằng, lái xe ô tô không có lỗi gây ra va chạm nhưng lẽ ra phải dừng lại ngay khi va chạm xảy ra. “Nhưng ô tô không dừng lại và ủi người bị nạn gây thương tích nặng thì đã phạm vào khoản 19 điều 8 và điều 36 luật giao thông đường bộ, từ đó lái xe ô tô sẽ bị tội theo mục đ, khoản 2, điều 202 Bộ Luật hình sự”, thành viên có tên beomap2 trên diễn đàn webtretho.com phân tích.
Chúng tôi tiếp tục có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Văn Toàn để làm rõ hơn các quy định của pháp luật liên quan đến vụ việc này.
Thưa Luật sư Trần Văn Toàn, có ý kiến cho rằng, lái xe ô tô không có lỗi gây ra tai nạn nhưng có lỗi khi kéo nạn nhân một đoạn và đó cũng là vi phạm định về an toàn giao thông, phải chịu trách nhiệm hình sự, ông có ý kiến như thế nào về vấn đề này?
|
Đối với vụ va chạm giao thông này, việc dẫn Điều 8, Điều 38 Luật Giao thông đường bộ để xác định trách nhiệm của lái xe ô tô là không phù hợp vì các quy định này không có chế tài xử lý.
Đối với việc áp dụng Điều 8 Nghị định 34/2010/NĐ-CP để quy kết trách nhiệm đối với lái xe ô tô cũng không đúng vì người lái xe ô tô không có lỗi và thực tế anh ta là người bị gây tai nạn. Vì thế, như chúng tôi đã phân tích, cơ sở của các loại trách nhiệm pháp lý là “lỗi”, nếu không có lỗi thì không phải chịu bất cứ loại trách nhiệm pháp lý nào.
Đối với tình huống “hậu va chạm”, quan sát đoạn băng ghi lại sự việc thì không thấy hết sự việc “hậu va chạm” vì thế mà phải cần chờ đợi kết quả điều tra của cơ quan chức năng. Nhưng, nếu người lái xe ô tô không biết xe của anh ta có kéo theo người bị nạn trong quá trình rời hiện trường thì anh ta không không có lỗi, không phát sinh trách nhiệm pháp lý nào.
Đối với trường hợp sau khi va chạm xảy ra, lái xe bỏ đi và trong lúc điều khiển phương tiện rời hiện trường (đi vào đoạn đường ngược chiều?), người lái xe người lái xe ô tô biết rõ xe của anh ta đang kéo theo người bị nạn nhưng không dừng lại mà cứ tiếp tục đi, bỏ mặc người bị nạn có khả năng bị thương hoặc tử vong do bị kéo trên đường thì trường hợp này anh ta có lỗi.
Để chứng minh lỗi “hậu va chạm” của lái xe ô tô, theo ông, cơ quan chức năng phải làm rõ những chứng cứ nào?
- Đối với việc chứng minh lỗi của lái xe ô tô “hậu va chạm”, trong vụ việc này thì dấu vết trên cơ thể của người lái xe mô tô là rất quan trọng. Lúc này cần phải chứng minh lái xe ô tô có biết việc xe của anh ta chèn qua hay đang kéo theo một người hay không.
Nếu sau khi va chạm, lái xe phát hiện ô tô kéo theo người bị nạn nhưng vẫn bỏ mặc thì có lỗi và để chứng minh được lỗi này, cần phải thu thập chứng cứ chứng minh ô tô có kéo người bị nạn, như: tiếp xúc giữa ô tô và người bị nạn như thế nào, tiếp xúc đó có thể khiến người lái xe biết được ô tô đang kéo theo người hay không, biết được vào thời điểm nào và ý thức của anh ta khi biết ô tô có kéo theo người bị nạn…
Trường hợp ô tô chèn qua người bị hại thì lái xe có lỗi không, thưa ông?
- Sau khi va chạm xảy ra, lái xe mô tô bị hất văng về phía trước và ô tô chèn qua người bị nạn do lái xe không thể phản ứng kịp để dừng lại ngay thì đây là sự kiện bất ngờ và lái xe ô tô cũng không có lỗi.
Xin cảm ơn ông!
Bình Minh