Ba kịch bản trong hoạt động giao dịch cuối năm

Nếu cuối năm VN-Index vượt qua mốc 544 điểm (tăng ít nhất 70,94 điểm) thì VN-index năm nay sẽ tăng 10%, vẫn thấp hơn lãi suất tiết kiệm và có thể cả tốc độ tăng CPI.
 

Nếu cuối năm VN-Index vượt qua mốc 544 điểm (tăng ít nhất 70,94 điểm) thì VN-index năm nay sẽ tăng 10%, vẫn thấp hơn lãi suất tiết kiệm và có thể cả tốc độ tăng CPI.

Từ nay đến hết năm 2010, chỉ còn hơn 10 phiên giao dịch nữa. Diễn biến của các phiên này còn có ảnh hưởng thế nào tới kết quả cả năm?

Có lẽ ở đây cũng nên điểm lại một cách tổng quát kết quả của 10 năm qua để có cơ sở so sánh và dự báo về kết quả của năm nay.

Như vậy, trong 10 năm qua (từ 2000 đến 2009), có 3 năm, chỉ số VN- Index giảm (là các năm 2002, 2003 và 2008, trong đó giảm mạnh nhất là năm 2008) và có 7 năm tăng (là các năm 2000, 2001, 2004, 2005, 2006, 2007 và 2009).

Tính gộm lại thì 10 năm qua, chỉ số VN-Index có thể được coi là tăng quá bán (thực tế bình quân đã tăng 17,3%/năm). Tốc độ tăng này không phải là thấp, bởi vẫn cao gấp hơn 2 lần so với tốc độ tăng 7,8%/năm của chỉ số giá tiêu dùng (CPI), cao gần gấp 6 lần so với tốc độ tăng 3%/năm của đồng USD so với VND, chỉ thấp hơn tốc độ tăng 21,1%/năm của giá vàng trong thời gian tương ứng.

Tuy nhiên, trong cả năm 2010 (tính đến ngày 10/12), Chỉ số VN-Index giảm 4,39% (HNX còn bị giảm nhiều hơn, lên tới 30,92%). Phụ thuộc vào các phiên giao dịch còn lại của năm, có thể có 3 kịch bản sau xảy ra.

Kịch bản thứ nhất, VN-Index năm 2010 không bị giảm, tức là những phiên còn lại của năm nay phải tăng 21,71 điểm, bình quân tăng 1,45 điểm/phiên. Đó là giả thiết VN-Index tăng liên tục trong cả 15 phiên còn lại, nhưng thực tế thường không diễn ra như vậy, mà xen kẽ những phiên tăng sẽ có những phiên giảm. Do vậy mức điểm tăng bình quân của những phiên tăng phải cao hơn để còn phải bù cho những phiên giảm.

Nếu mọi chuyện diễn ra như những ngày cuối tháng 11 và đầu tháng 12, thì kịch bản trên là gần như chắc chắn đạt được. Theo đó, “chơi” chứng khoán trong năm 2010 được coi là thua (trừ những người mua chứng khoán từ cuối tháng 11 vừa qua).

Kịch bản thứ hai, VN-Index sẽ vượt qua mốc 500 điểm (tức là tăng ít nhất 27 điểm so với ngày 10/12). Kịch bản này có thể đạt được, bởi giá trị giao dịch đã gia tăng khá mạnh, chứng tỏ dòng tiền đã quay trở lại, đã được giải ngân, đã vào thị trường khi giá vàng, giá USD không còn hấp dẫn, khi thời cơ đầu tư vào bất động sản chưa đến, khi việc mua ròng lớn của các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng... Với kịch bản này, Chỉ số VN- Index trong cả năm 2010, dự kiến chỉ tăng 1,1%.

Kịch bản thứ ba, VN-Index sẽ vượt qua mốc 544 điểm (tức là tăng ít nhất 70,94 điểm trở lên). Nếu kịch bản này xảy ra, thì VN-index năm nay sẽ tăng 10%, vẫn còn thấp hơn so với lãi suất tiết kiệm và có thể cả tốc độ tăng CPI.

Như vậy, với cả ba kịch bản trên, thì “chơi” chứng khoán trên sàn HOSE cũng là thua, chỉ khác nhau là thua ít hay thua nhiều mà thôi. Còn “chơi” chứng khoán trên sàn HNX thì “thua đau” hơn, bởi để bằng điểm cuối năm trước, trong 15 phiên còn lại phải tăng tới 52 điểm- nếu tất cả các phiên đều tăng cũng là khó, huống hồ xen kẽ những phiên tăng cũng có những phiên giảm.

Theo Minh Nhung
Báo Đầu tư

CafeF

Đọc thêm