(ĐNĐT) - Sau Tết nguyên đán, giá tăng không chịu xuống; rồi tỷ giá tăng cao, giá xăng tăng cao, giá điện tăng... đã thúc đẩy một đợt tăng giá tiêu dùng mới ngay từ đầu năm. Mọi người, từ nội trợ, công nhân, công chức, doanh nghiệp đến nhà quản lý đều tìm cách xoay xở giữa thời "bão giá".
Từ sau Tết Nguyên đán tới giờ, ngày nào hai vợ chồng anh Nhu và chị Hải cũng xảy ra những trận to tiếng, mà chỉ vì một lý do: giá cả tăng!
Hai vợ chồng đều làm công nhân, thu nhập tháng của vợ chồng anh Nguyễn Quý Nhu và chị Trần Thị Hải, thuê trọ tại một căn phòng nhỏ trong kiệt đường Phạm Văn Đồng (quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) chưa đến 5 triệu đồng. Chính vì thế mọi chi tiêu mỗi ngày đều được hai vợ chồng tính toán rất kỹ lưỡng.
“Mọi ngày vợ đi chợ nên tôi cũng chẳng mấy khi quan tâm đến vật giá. Nay cứ mỗi lần đi chợ về thấy mặt vợ nhăn nhó, cáu gắt. Hỏi ra thì mới biết giá rau củ quả, thịt cá…đều tăng chóng mặt. Chúng tôi đang lo chi tiêu làm sao để có khoản tiền lo cho đứa con ăn học trong thời buổi này”, anh Nhu nói.
Theo anh Nhu, trước tình hình “cái gì cũng tăng giá” như hiện nay, anh dự tính sắp tới đứa con gái 5 tuổi của vợ chồng anh sẽ phải gửi ra ngoài quê nội ở tận Hưng Yên ở với ông bà nội và gửi đi học ở đó. Anh tính như vậy còn chị thì lo lắng, không muốn đứa con nhỏ phải xa bố mẹ.
“Cũng chỉ vì không thống nhất ý kiến nên ngày nào hai vợ chồng cũng to tiếng với nhau. Biết là cảnh xa cha mẹ thì không được yên tâm lắm, nhưng trước tình trạng giá cả tăng chóng mặt, mà lương thì vẫn thế nên đành chấp nhận vậy, vì tiền học ở quê đỡ tốn kém hơn ở thành phố cả mấy lần”, anh Nhu giải thích.
Còn theo chị Phạm Thị Diệu Vân (trú phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu), nếu cách đây một năm, với 80.000 - 100.000 đồng chị có thể đi chợ mua đủ thức ăn cho gia đình với bốn miệng ăn thì bây giờ mức tiền phải tăng lên tới 120.000 đồng mới có lượng đồ ăn như trước.
“Sau Tết Tân Mão, mọi thứ từ đường, rau, cá, thịt… đều tăng giá nên lắm lúc đi chợ phải tính toán thật kỹ ở nhà rồi mới cầm tiền đi mua. Như trước kia, giá một mớ rau muống là 2.500 đồng, thì nay lên đến 5.000 đồng mà có cảm giác còn chưa được nhiều bằng trước. Tôi phải tính toán thật kỹ thì mới đủ tiền chi tiêu nhiều thứ khác trong tháng”, chị Diệu Vân nói.
Thậm chí, nhiều bà mẹ có con nhỏ, để đảm bảo trong việc chi tiêu trước tình trạng giá cả tăng chóng mặt như hiện nay, đã tính đến chuyện đổi loại sữa có giá thành rẻ hơn hoặc giảm số lần uống sữa trong ngày cho con.
Chị Ngô Thị Thúy An (quê Thanh Hóa), công nhân may ở quận Sơn Trà, cho hay: “Giá sữa cứ tăng chóng mặt, nên tôi không dám dùng sữa đắt tiền như trước mà phải đổi sang loại sữa rẻ tiền hơn cho con. Ông xã cũng buộc phải hạn chế những cuộc nhậu và giảm hút thuốc lá nhằm giảm bớt chi phí đi”.
“Mọi ngày vợ đi chợ nên tôi cũng chẳng mấy khi quan tâm đến vật giá. Nay cứ mỗi lần đi chợ về thấy mặt vợ nhăn nhó, cáu gắt. Hỏi ra thì mới biết giá rau củ quả, thịt cá…đều tăng chóng mặt. Chúng tôi đang lo chi tiêu làm sao để có khoản tiền lo cho đứa con ăn học trong thời buổi này”, anh Nhu nói.
Theo anh Nhu, trước tình hình “cái gì cũng tăng giá” như hiện nay, anh dự tính sắp tới đứa con gái 5 tuổi của vợ chồng anh sẽ phải gửi ra ngoài quê nội ở tận Hưng Yên ở với ông bà nội và gửi đi học ở đó. Anh tính như vậy còn chị thì lo lắng, không muốn đứa con nhỏ phải xa bố mẹ.
“Cũng chỉ vì không thống nhất ý kiến nên ngày nào hai vợ chồng cũng to tiếng với nhau. Biết là cảnh xa cha mẹ thì không được yên tâm lắm, nhưng trước tình trạng giá cả tăng chóng mặt, mà lương thì vẫn thế nên đành chấp nhận vậy, vì tiền học ở quê đỡ tốn kém hơn ở thành phố cả mấy lần”, anh Nhu giải thích.
Còn theo chị Phạm Thị Diệu Vân (trú phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu), nếu cách đây một năm, với 80.000 - 100.000 đồng chị có thể đi chợ mua đủ thức ăn cho gia đình với bốn miệng ăn thì bây giờ mức tiền phải tăng lên tới 120.000 đồng mới có lượng đồ ăn như trước.
“Sau Tết Tân Mão, mọi thứ từ đường, rau, cá, thịt… đều tăng giá nên lắm lúc đi chợ phải tính toán thật kỹ ở nhà rồi mới cầm tiền đi mua. Như trước kia, giá một mớ rau muống là 2.500 đồng, thì nay lên đến 5.000 đồng mà có cảm giác còn chưa được nhiều bằng trước. Tôi phải tính toán thật kỹ thì mới đủ tiền chi tiêu nhiều thứ khác trong tháng”, chị Diệu Vân nói.
Thậm chí, nhiều bà mẹ có con nhỏ, để đảm bảo trong việc chi tiêu trước tình trạng giá cả tăng chóng mặt như hiện nay, đã tính đến chuyện đổi loại sữa có giá thành rẻ hơn hoặc giảm số lần uống sữa trong ngày cho con.
Chị Ngô Thị Thúy An (quê Thanh Hóa), công nhân may ở quận Sơn Trà, cho hay: “Giá sữa cứ tăng chóng mặt, nên tôi không dám dùng sữa đắt tiền như trước mà phải đổi sang loại sữa rẻ tiền hơn cho con. Ông xã cũng buộc phải hạn chế những cuộc nhậu và giảm hút thuốc lá nhằm giảm bớt chi phí đi”.
Giá tăng cũng là nối lo thường nhật của tất cả các bạn sinh viên. Bởi giá xăng dầu, giá điện tăng cũng kéo theo giá phòng trọ, giá thực phẩm… tăng lên. Như dãy trọ trên đường Thủ Khoa Huân của Nguyễn Thị Bông (Sinh viên trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm Đà Nẵng), trước kia 4 người còn nấu ăn riêng. “Bữa nay đi chợ mua đồ nấu ăn, thấy giá gas tăng, thịt, cá, rau củ…cũng tăng nên bọn em thống nhất nấu chung với nhau, vừa vui mà nhất là tiết kiệm được nhiều thứ”, Bông cho biết.
"Cầm 100 ngàn đồng đi chợ không biết mua gì" "Trước đây, có 100 đồng, lạm phát 7% khiến người dân còn 93 đồng. Nay giá tăng 200 đồng, mà phấn đấu giảm 7%, thì người dân vẫn phải trả 184 đồng, trong khi thu nhập danh nghĩa không tăng tương ứng, điều đó sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và đời sống của họ. ... Người trong gia đình tôi kể rằng đi chợ cầm 100.000 đồng không biết mua gì, tôi chỉ biết bảo rằng, hãy mua gì cho phù hợp. May mà các gia đình có các bà vợ, biết cách chia lương ra để chi tiêu đủ cho 30 ngày mỗi tháng, nếu để đàn ông chúng tôi thì chỉ 10 ngày là hết tiền". (Phát biểu của ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch Quốc hội, với báo chí sáng 23-2) |
Cảnh tăng giá cũng gặp ở bất cứ nơi đâu chứ không phải ngoài chợ. Anh Nguyễn Trung Thành, nhân viên Công ty TNHH M.T, khi nhắc đến chuyện giá cả tăng cũng hài hước khi kể lại câu chuyện mà anh mới trải qua. Hôm trước đang uống cà phê sáng, có người đánh giày dạo đi tới nên tiện thể anh đưa cho đánh luôn. Như thói quen, sau khi đánh xong anh Thành đứng lên rút ví trả 5.000 đồng thì nhận được yêu cầu trả thêm 5.000. Tiền đánh một đôi giày đã tăng giá gấp đôi.
Không để “té nước theo mưa”
Ông Nguyễn Công An, Phó trưởng Ban Quản lý chợ đầu mối Hòa Cường cho biết, lượng hàng về các chợ đầu mối trong những ngày sau Tết Nguyên đán không tăng mạnh. Bình quân lượng hàng nông sản nhập về chợ đầu mối Hòa Cường thời gian gần đây chỉ ở mức từ 200 - 300 tấn/ngày đêm. Hiện giá một số loại trái cây, hàng rau củ quả cũng chưa tăng bởi sức mua giảm so với dịp Tết. “Khi nào giá xăng tăng thì giá thực phẩm mới bị ảnh hưởng và có thể tăng lên”, ông An nói.
Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, giá hoa quả tại các chợ lẻ đều tăng từ 1.000 đồng - 4.000đồng/kg; giá nhiều loại rau, củ, quả…cũng “nhích” lên cao hơn từ 1.000 - 3.000đồng/kg...
Lý giải nguyên nhân tăng giá các mặt hàng sau Tết, đa số các tiểu thương đều cho rằng, giá đầu vào tăng, chi phí vận chuyển tăng cao, nhiều mặt hàng ăn uống, dịch vụ… tăng giá nên buộc phải tăng giá.
Tiểu thương Trần Thị Hoa, buôn bán tại chợ Hàn cho biết: “Giá hàng gốc lấy về ở chợ đầu mối thời gian qua đã tăng, giá nhiều mặt hàng tăng cho nên trái cây cũng phải tăng lên”.
Theo ông Trần Văn Đạm, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng, Chi cục đang tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn tình trạng tăng giá không có cơ sở, bán không đúng so với giá niêm yết…
“Chúng tôi sẽ đặc biệt chú trọng kiểm tra giá cả các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, sắt thép... để kịp thời xử lý khi phát hiện trường hợp tăng giá bất hợp lý. Bởi những mặt hàng này tăng lên chính là cái “cớ” cho các mặt hàng khác, đặc biệt là nhóm hàng thực phẩm có dịp leo thang theo kiểu “té nước theo mưa” , ông Đạm khẳng định.
Bài và ảnh: Đắc Mạnh
Ông Nguyễn Công An, Phó trưởng Ban Quản lý chợ đầu mối Hòa Cường cho biết, lượng hàng về các chợ đầu mối trong những ngày sau Tết Nguyên đán không tăng mạnh. Bình quân lượng hàng nông sản nhập về chợ đầu mối Hòa Cường thời gian gần đây chỉ ở mức từ 200 - 300 tấn/ngày đêm. Hiện giá một số loại trái cây, hàng rau củ quả cũng chưa tăng bởi sức mua giảm so với dịp Tết. “Khi nào giá xăng tăng thì giá thực phẩm mới bị ảnh hưởng và có thể tăng lên”, ông An nói.
Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, giá hoa quả tại các chợ lẻ đều tăng từ 1.000 đồng - 4.000đồng/kg; giá nhiều loại rau, củ, quả…cũng “nhích” lên cao hơn từ 1.000 - 3.000đồng/kg...
Lý giải nguyên nhân tăng giá các mặt hàng sau Tết, đa số các tiểu thương đều cho rằng, giá đầu vào tăng, chi phí vận chuyển tăng cao, nhiều mặt hàng ăn uống, dịch vụ… tăng giá nên buộc phải tăng giá.
Tiểu thương Trần Thị Hoa, buôn bán tại chợ Hàn cho biết: “Giá hàng gốc lấy về ở chợ đầu mối thời gian qua đã tăng, giá nhiều mặt hàng tăng cho nên trái cây cũng phải tăng lên”.
Theo ông Trần Văn Đạm, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng, Chi cục đang tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn tình trạng tăng giá không có cơ sở, bán không đúng so với giá niêm yết…
“Chúng tôi sẽ đặc biệt chú trọng kiểm tra giá cả các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, sắt thép... để kịp thời xử lý khi phát hiện trường hợp tăng giá bất hợp lý. Bởi những mặt hàng này tăng lên chính là cái “cớ” cho các mặt hàng khác, đặc biệt là nhóm hàng thực phẩm có dịp leo thang theo kiểu “té nước theo mưa” , ông Đạm khẳng định.
Bài và ảnh: Đắc Mạnh