Bài "kiểm tra" sai lầm của người vợ

Trong cuộc sống lứa đôi, nhiều khi sự “đòi hỏi” tình yêu, “đòi hỏi” sự săn sóc nhau đóng vai trò quyết định cho sự bền chặt của đôi lứa.
Trong cuộc sống lứa đôi, nhiều khi sự “đòi hỏi” tình yêu, “đòi hỏi” sự săn sóc nhau đóng vai trò quyết định cho sự bền chặt của đôi lứa.
Nhưng thực tế, phụ nữ thường chỉ biết cống hiến hết mình săn sóc cho chồng và cảm thấy rất khó khăn khi phải mở lời đòi hỏi sự săn sóc từ nửa kia. Những cảm giác trở ngại này khiến không ít mối quan hệ vợ chồng quẩn quanh trong khúc mắc…

“Cho” bao nhiêu là đủ?

Phụ nữ rất khó mở lời đòi sự chăm sóc từ người bạn đời bởi cảm giác tự ái, cảm giác mình bị hạ thấp, cảm giác ngại ngùng. Chuyên gia tâm lý cho rằng, việc khó mở lời này còn xuất phát từ thiên chức chăm lo cho chồng con, lo cho các thành viên trong gia đình. Khi yêu, phụ nữ tự động chăm sóc, trao tình cảm bằng tất cả sự nhiệt huyết của mình.
Bởi bản chất của phụ nữ là trao đổi tình cảm mà không cần lý do, không cần phải chờ được hỏi hay yêu cầu. Vì thế, phụ nữ nghĩ rằng: Chồng mình cũng sẽ tự biết cách chăm sóc lại vợ chứ không cần vợ phải lên tiếng yêu cầu. Phụ nữ tin rằng: Nếu chồng yêu mình thì anh ấy sẽ tự động chăm lo, săn sóc vợ, nên nhất định không chịu mở miệng đòi hỏi hay yêu cầu. Hành động ấy được coi như một bài “kiểm tra” xem chồng có thực lòng yêu mình không?
 Thời kỳ đầu của cuộc sống chung, nếu chưa nhận được sự săn sóc thỏa đáng từ chồng thì người vợ thường kiên nhẫn, dịu dàng chờ đợi với niềm tin: Không trước thì sau thế nào anh ấy cũng hiểu mình đã săn sóc anh ấy dường nào và anh ấy sẽ đền đáp lại cho mình thôi.

Nhưng đợi chờ mãi mà người chồng vẫn chẳng có biến chuyển gì cả bởi đơn giản anh không hề thấy chị đòi hỏi gì thế nên nghĩ mình đã “cho” đủ rồi. Anh không hề biết rằng chị đang nén lòng chờ đợi sự săn sóc, quan tâm từ phía anh. Đơn giản đàn ông nghĩ rằng, nếu cần thì tự khắc phụ nữ sẽ lên tiếng.

Tuy nhiên, phân tích của các nhà tâm lý cho thấy, phụ nữ thật sai lầm khi nghĩ rằng mình chẳng việc gì phải đòi hỏi để được chăm lo. Áp dụng biện pháp này như một bài kiểm tra xem chồng yêu vợ đến thế nào sẽ ít khi thu được kết quả. Bởi với đàn ông, khi muốn được hậu  thuẫn điều gì thì anh phải “mở lời nhờ vả” chứ không có thói quen tự động trợ giúp người khác.
Tuy nhiên, ngay cả khi có sự mở lời từ phía người vợ thì người chồng cũng có thể từ chối ngay lập tức nếu chị “uốn ba tấc lưỡi” không đúng cách. Nhưng nếu không hỏi “xin”, không nói lời yêu cầu thì đương nhiên anh sẽ “cho” rất ít hoặc thậm chí là không “cho” gì cả. Cái vòng luẩn quẩn của việc “xin-cho”, việc mở lời yêu cầu sự săn sóc... này sẽ khó mà giải quyết nếu cả hai không hiểu bản tính thiên bẩm của nửa kia.
“Uốn ba tấc lưỡi” không đúng cách...

Sau một thời gian chờ đợi và thử thách để “kiểm tra” tình yêu của người chồng mà vẫn không thu được kết quả như mong đợi – là sự tự nguyện quan tâm, chăm sóc từ người chồng – cuối cùng phụ nữ cũng lên tiếng. Nhưng những lời đòi hỏi, yêu cầu được thốt lên trong thời điểm người vợ  đã bắt đầu mệt mỏi vì chờ đợi, tất nhiên sẽ khó mà được âu yếm, du dương. Thậm chí còn toát lên vẻ hạch sách, đòi hỏi quá độ.
Nhưng bản chất người chồng rất ghét sự hạch sách, ghét thái độ dấm dẳng, cau có từ vợ. Có thể khi thấy vợ đã có biểu hiện mệt mỏi với việc săn sóc chồng, lo lắng cho gia đình, người chồng đã chuẩn bị vỗ về an ủi nhưng rồi những lời hạch sách, thái độ ra lệnh của vợ khiến anh lập tức rút lui. Những lời nói dấm dẳng ấy đã dập tắt tức thì nguồn nhiệt huyết trong người đàn ông. Khi ấy, cơ hội được đáp ứng những đòi hỏi, yêu cầu chính đáng giảm đáng kể, thậm chí có thể người vợ sẽ chẳng nhận được gì ngoài thái độ thờ ơ của chồng.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, nếu người phụ nữ biết học cách âu yếm “hỏi xin” sự chăm sóc thì lập tức cái vòng luẩn quẩn của mối quan hệ tình cảm sẽ được tháo gỡ, kể cả những vấn đề, mâu thuẫn tưởng chừng như vô phương cứu chữa.

Những lời nói nghe qua tưởng chừng như nhẹ nhàng và hợp lý nhưng nhiều khi lại tác dụng ngược lại bởi qua “bộ lọc” của người đàn ông nó sẽ thành thông điệp có ý nghĩa khác. Các nhà tâm lý lấy ví dụ như câu nói mà rất nhiều bà vợ thường dùng: “Anh cần phải đón con vì em đang rất nhiều việc, không thể làm được” sẽ được người chồng hiểu như một lời hạch sách: “Nếu anh có thể đón con được thì anh đi đi, vả lại em thấy không được giúp đỡ và bực mình quá”. Nếu người vợ nói: “Rau quả để ở giỏ xe ấy” - thì người chồng hiểu thành: Công việc của anh là phải mang rau quả vào, em đã đi chợ rồi. Hay: Em chẳng có thời gian làm bữa tối, sẽ được chuyển thành thông điệp có nội dung bất mãn: Em đã làm quá nhiều rồi, ít nhất anh có thể làm được một việc là dắt mẹ con em đi ăn tối...

Có thể lần đầu sử dụng những câu gián tiếp trên vẫn có tác dụng, đòi hỏi của chị vẫn được đáp ứng nhưng nếu dùng liên tục thì nhiều khả năng, anh sẽ lơ luôn. Vì thế, các nhà tâm lý khuyên rằng, phụ nữ không nên dùng những lời đề nghị, đòi hỏi bằng những câu gián tiếp như: Cái sàn nhà thật bừa bộn kinh khủng; Mấy tuần rồi mà chúng ta chưa cùng nhau đi chơi; Chúng ta cần nói chuyện...
Những lời yêu cầu gián tiếp này phần lớn sẽ không được đáp ứng, bởi đàn ông thường hiểu thông điệp này thành sự bài bác, đổ lỗi, giận dỗi: Anh lại không lau sàn nữa rồi, anh phải có trách nhiệm chứ, em không cần nhắc anh mới phải; Anh đã bỏ rơi em, em không nhận được điều mình muốn, anh phải đưa em đi chơi thường xuyên hơn; Chúng ta ít nói chuyện với nhau là lỗi của anh, anh phải nói chuyện với em thường xuyên hơn.

Thay vì dùng những lời trên, các nhà tâm lý khuyên rằng, phụ nữ nên dùng những lời như: Anh vui lòng đón con được không; Anh làm ơn mang rau quả vào nhà được không; Anh đi đổ rác giúp em nhé; Anh lau sàn sau giúp em nhé; Tối nay anh đưa mẹ con em đi ăn tối được không; Anh vui lòng thu xếp thời gian để nói chuyện với em nhé...
Thực tế, tất cả những lời nói gián tiếp trên đối với phụ nữ, chẳng khác nhau là mấy. Nhưng với đàn ông, câu nói như: Cần phải đón con mà em thì không thể làm được (đàn ông hiểu thành: Nếu anh có thể đón con được thì anh đi đi, vả lại em thấy không được giúp đỡ và bực mình quá) sẽ mang dáng dấp của sự ngụ ý, thậm chí có thể như một lời lăng mạ bởi anh nghĩ: anh có thể đón con được quá đi, việc gì phải hỏi?!. Xuất phát từ ý nghĩ ấy nên có thể anh thừa sức đi đón con, đổ rác, lau nhà... nhưng anh cứ gạt phắt đi, chẳng chịu làm.
Nếu bị vợ nói lặp đi lặp lại những lời yêu cầu tương tự như vật thì có thể anh sẽ cau có mà thốt lên những lời khiến chị đau lòng: Thôi đừng có bảo anh phải làm gì nữa; Đừng có lúc nào cũng bắt anh phải làm việc này hay việc kia; Đừng có kèo nhèo... Khi thốt lên những câu như vậy người chồng muốn vợ hiểu rằng: Anh không thích cách em đòi hỏi, không thích cách anh nói.

Trường hợp đó, nếu người vợ không hiểu cách dùng ngôn từ như thế nào rất ảnh hưởng đến anh, không hiểu lời nói đó chỉ mang thông điệp mong chị thay đổi cách nói, cách yêu cầu thì nhiều khi chi sẽ đốp chát lại ngay bằng những câu gay gắt. Và kết quả là sẽ xảy ra cuộc cãi vã ầm ĩ. Hoặc anh sẽ lơ đi như không nghe thấy chị nói và khiến chị phát điên lên. Mối quan hệ đôi lứa có thể bị rạn nứt, thậm chí đổ vỡ từ những câu nói, hiểu lầm như vậy.

Thực tế, khi phải hỏi “xin” sự săn sóc, phụ nữ thường rào trước đón sau chứ không trực tiếp hỏi thẳng bởi họ nghĩ thế nào người chồng cũng tự suy ra mà hiểu vợ đang cần gì? Nhưng nhà tâm lý cho rằng: Lời “xin” gián tiếp mới chỉ là ngụ ý chứ chưa phải là… chính thức. Những lời nói kiểu như thế khiến anh cảm thấy mình không được đề cao

Theo Giadinh.net

Đọc thêm