Đà Nẵng: Kháng nghị bản án nhiều khuất tất

(PLO) -Ngày 29/1, ông Nguyễn Phước Toán, Phó viện trưởng VKSND quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, Viện kiểm sát nhân dân quận này vừa có quyết định kháng nghị bản án sơ thẩm số 38/2015/DSST ngày 28/9/2015 của TAND quận Thanh Khê, vì đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và có nhiều vấn đề khuất tất chưa được làm sáng tỏ
Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Khê
Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Khê

Bản án sơ thẩm ngày 28.9/2015 giải quyết vụ án dân sự về việc "tranh chấp hợp đồng vay tài sản" và "yêu cầu phản tố của bị đơn về việc "yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả tiền" giữa nguyên đơn bà Nguyễn Thị Như Loan (SN 1960, ngụ Gia Lai) và bị đơn ông Nguyễn Toàn (SN 1969, ngụ Đà Nẵng)

Theo diễn biến vụ việc, bà Loan cho ông Toàn mượn vay 4,5 tỉ đồng. Sau đó hai bên đã hợp tác làm ăn, nên ông Toàn có chuyển 21,1 tỉ đồng cho bà Loan để góp vốn xây dựng dự án. Sau khi nhận 21,1 tỉ đồng, bà Loan đã chuyển trả lại cho ông Toàn số tiền này bằng 2 giấy ủy nhiệm chi ngày 11/3/2011 và ngày 29/4/2011. Tuy nhiên, bị đơn (ông Toàn) cho rằng bà Loan chiếm dụng vốn nên phải trả lãi 5,7 tỉ đồng cùng với tiền gốc 21,1 tỉ đồng cho ông. Vụ việc kéo dài, ai bên không thống nhất hòa giải được với nhau nên đã ra tòa.

Ủy nhiệm chi mà bà Loan đã trả lại cho ông Toàn
Ủy nhiệm chi mà bà Loan đã trả lại cho ông Toàn 

Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án, HĐXX đã chủ quan, thiên vị, phán quyết không phù hợp với khách quan, sự thật của vụ việc… Do vậy, VKSND quận Thanh Khê đã kiên quyết phản đối, tiến hành kháng nghị để bảo vệ lẽ phải theo đúng luật định.

Theo VKSND, căn cứ vào văn bản lập ngày 16/9/2012, người lập văn bản và tính toán các khoản tiền mà nguyên đơn (bà Loan) thu của bị đơn (ông Toàn) là bà Châu (kế toán của bà Loan) và ông Nguyễn Quang Đức (người viết nội dung xác nhận vào trong văn bản).  Chỉ có bà Châu mới diễn giải cụ thể được số tiền 21,1 tỉ đồng mà bà Loan thu của ông Toàn nhằm mục đích gì, thời gian thu khoản tiền đó được đầu tư vào đâu, phát sinh lãi, lỗ đến nay như thế nào và Nguyễn Quang Đức biết chính xác nội dung.

Do đó ông Đức cũng biết rõ nội dung xác nhận nhằm mục đích gì. Vì vậy, việc Tòa án không đưa bà Châu và ông Đức vào tham gia tố tụng là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, trái với quy định tại khoản 4, Điều 56, Điều 65 BLTTDS. Hơn nữa, tòa án không thông báo cho VKSDN quận Thanh Khê tham gia phiên tòa là cũng vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng.

Bản quyết toán công nợ 2 bên
Bản quyết toán công nợ  2 bên

Ngoài ra, Tòa cũng vi phạm về nội dung bản chất sự việc. Căn cứ vào chứng cứ do ông Toàn cung cấp để chứng minh yêu cầu phản tố cho thấy, không có nội dung nào thể hiện việc bà Loan nhận số tiền 21,1 tỉ đồng cuả ông Toàn là để thực hiện một công việc có thời hạn và khi quá thời hạn này thì bà Loan phải trả lại số tiền trên cho ông Toàn, cùng lãi suất theo qui định cuả pháp luật.

Quá trình giải quyết vụ án, ông Toàn cũng không cung cấp được chứng cứ để chứng minh bà Loan vi phạm nghiã vụ dân sự hay chậm thanh  toán số tiền 21,2 tỉ đồng theo thời hạn các bên đã đặt ra.

Mặc khác, quá trình giải quyết vụ án mặc dù lời khai giữa nguyên đơn và bị đơn có nhiều mâu thuẩn nhưng không được Tòa án tiến hành đối chất để làm rõ, chưa đánh giá đúng chứng cứ phản tố thuộc hợp đồng vay mượn tài sản, hợp đồng đầu tư, hay bản đối chiếu các khoản đầu tư mà đã chấp nhận yêu cầu phản tố là chưa phù hợp.

 Vì vậy, VKSDN Thanh Khê đã kháng nghị toàn bộ Bản án sơ thẩm và đề nghị TAND TP Đà Nẵng hủy bản án sơ thẩm cuả TADN quận Thanh Khê để chuyển hồ sơ vụ án cho toà sơ thẩm giải quyết lại vụ án.

Đọc thêm