Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Theo nghị định này, khi bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng/lần thì đơn vị bán hàng không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể đồng thời cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau và Nhà nước khuyến khích hình thức hóa đơn điện tử.
Đặc biệt, nghị định đã chính thức đặt khuôn khổ pháp lý cho doanh nghiệp được tự in hóa đơn thay vì phải chờ mua hóa đơn tại các chi cục thuế hiện nay. Cụ thể, đối tượng được tự in hóa đơn là doanh nghiệp đã được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật... Về hình thức, hóa đơn được thể hiện bằng tự in, điện tử và hóa đơn theo mẫu đặt in.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể đồng thời cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau và Nhà nước khuyến khích hình thức hóa đơn điện tử.
Đặc biệt, nghị định đã chính thức đặt khuôn khổ pháp lý cho doanh nghiệp được tự in hóa đơn thay vì phải chờ mua hóa đơn tại các chi cục thuế hiện nay. Cụ thể, đối tượng được tự in hóa đơn là doanh nghiệp đã được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật... Về hình thức, hóa đơn được thể hiện bằng tự in, điện tử và hóa đơn theo mẫu đặt in.
Điều kiện để được in hóa đơn, theo nghị định, là: doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế, có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, không bị xử phạt về vi phạm về thuế trong 365 ngày liên tục tính đến ngày phát hành hóa đơn tự in... Các cục thuế địa phương vẫn được đặt in hóa đơn để bán, cấp cho các tổ chức, cá nhân, tuy nhiên loại hóa đơn này chỉ được bán cho tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh có cơ sở tại địa phương...
Theo C.V.Kình
Tuổi Trẻ
Tuổi Trẻ