Còn cả chục ngày nữa mới đến tết Trung thu, thế nhưng từ một tuần nay, nhiều tiệm bánh tại TP HCM đã treo bảng hạ giá, khuyến mãi.
Chị Hạnh, nhân viên tại một quầy bánh trung thu trên đường Lê Quang Định, quận Bình Thạnh, TP HCM, cho biết, quầy bánh của chị đã giảm giá 2 - 3 ngày nay nhưng sức mua chỉ tăng nhẹ. Điều lạ khiến không ít người tiêu dùng thắc mắc là cùng một thương hiệu bánh nhưng các quầy bán lại không thống nhất về chương trình khuyến mãi.
Trong khi những điểm bán ở các quận trung tâm vẫn giữ nguyên mức giá ban đầu thì nhiều điểm bán ở các quận xa hơn như các quầy bánh trên các tuyến đường Hoàng Văn Thụ, Xuân Diệu (quận Tân Bình), Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh), Phan Văn Trị (quận Gò Vấp)… đồng loạt treo biển “đại hạ giá”, “mua 1 tặng 1”, “giảm 50%” ... (chủ yếu là các loại bánh trung thu Đồng Khánh), từ nhiều ngày nay.
Chị Hạnh, nhân viên tại một quầy bánh trung thu trên đường Lê Quang Định, quận Bình Thạnh, TP HCM, cho biết, quầy bánh của chị đã giảm giá 2 - 3 ngày nay nhưng sức mua chỉ tăng nhẹ. Điều lạ khiến không ít người tiêu dùng thắc mắc là cùng một thương hiệu bánh nhưng các quầy bán lại không thống nhất về chương trình khuyến mãi.
Trong khi những điểm bán ở các quận trung tâm vẫn giữ nguyên mức giá ban đầu thì nhiều điểm bán ở các quận xa hơn như các quầy bánh trên các tuyến đường Hoàng Văn Thụ, Xuân Diệu (quận Tân Bình), Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh), Phan Văn Trị (quận Gò Vấp)… đồng loạt treo biển “đại hạ giá”, “mua 1 tặng 1”, “giảm 50%” ... (chủ yếu là các loại bánh trung thu Đồng Khánh), từ nhiều ngày nay.
|
Có nên tin những chiêu khuyến mãi này? Ảnh: Đăng Thư. |
Chị Yến, nhân viên một điểm bán bánh Trung thu trước cửa Trung tâm văn hóa triển lãm Tân Bình tiết lộ thời điểm trước rằm Trung thu từ 7 đến 10 ngày là lúc làm ăn được nhất. Vì đối tượng chủ yếu là khối doanh nghiệp mua để làm quà cho cán bộ công nhân viên. Biết được nhu cầu này, các chủ tiệm tìm cách kiếm lời “ác” bằng việc nhập bánh từ các cơ sở chế biến tại khu vực Đầm Sen về, lấy nhãn mác của những thương hiệu nổi tiếng gắn vào, rồi vừa bán vừa cho, kiểu khuyến mãi “mua 1 tặng 1”. Chính vì vậy mới có chuyện hạ giá, khuyến mãi sớm cả tuần trước Trung thu. Chị Yến cho biết, thời điểm này năm trước, có ngày cô phải ngồi đóng gói hàng trăm chiếc bánh như vậy. Đóng xong sẽ dán nhãn một trứng hay hai trứng của các thương hiệu uy tín lên đem bán… Cũng theo Yến, là nhân viên, cô không thể biết nguồn gốc của những loại bánh này. Còn khách hàng thì càng không thể phát hiện ra bánh thật, bánh giả bởi bánh đóng bao bì, hình thức giống hệt nhau… và cô khẳng định, bánh chính hãng không thể đại hạ giá như vậy. Còn tại thị trường Hà Nội, đến thời điểm này sức mua vẫn... đủng đỉnh. Theo nhân viên bán hàng của Kinh Đô tại điểm bán Thái Hà, vẫn chưa đến thời điểm thị trường cầu mạnh nhất. Hầu hết các hãng đều giữ giá, chưa có hiện tượng giảm giá hay khuyến mãi. Đặc điểm của thị trường bánh Trung thu Hà Nội là phải sát ngày rằm, người tiêu dùng mới tấp nập mua. Ngoài các loại bánh thông thường, nhiều khách sạn nổi tiếng đã góp với thị trường này nhiều loại bánh cao cấp, và giá cũng... cao cấp. Bánh của khách sạn Deawoo Hà Nội có mức giá phổ biến từ 500.000 đến 800.000 đồng một hộp. Khách sạn Fotuna tung ra nhiều loại, với mức giá cao nhất trên 1.500.000 đồng một hộp. Điểm đáng chú ý là các loại bánh Trung Quốc năm nay tràn ngập, từ điểm bán lẻ vỉa hè đến cửa hàng tạp hóa, với mức giá từ 165.000 đồng đến 600.000 đồng một hộp. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng tỏ ra không yên tâm với các loại bánh ngoại này, do không có điều kiện tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ.
Theo Đ.Thư - T.Hoài
Đất Việt
Đất Việt