Bất động sản phía Tây Hà Nội hưởng lợi từ các tuyến đường vành đai

0:00 / 0:00
0:00
- Sau khi các tuyến đường vành đai 3.5, vành đai 4,...hoàn thiện, kết nối khu vực sẽ giúp cho việc lưu thông thuận lợi và tạo sức bật cho thị trường bất động sản phía Tây của Thủ đô.

Diện mạo mới đô thị phía Tây Hà Nội

Hà Nội sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính đã có nhiều thay đổi về diện mạo đô thị. Điều chúng ta nhận thấy rõ nhất đó là việc tăng mật độ dân số và phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt ở khu vực phía Tây thành phố.

Trước thời điểm khởi công đường vành đai 3.5, cơ sở hạ tầng giao thông khu vực phía Tây Hà Nội vốn đã có nhiều khởi sắc nhờ công trình đường vành đai 3 trên cao, tuyến xe buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã được đưa vào khai thác và một loạt tuyến giao thông huyết mạch như đường 70, Lê Văn Lương kéo dài, Vạn Phúc, Lê Trọng Tấn, Phạm Văn Đồng… được đầu tư mở rộng.

Không khó để hình dung với quỹ đất lớn, hạ tầng giao thông ngày một đồng bộ, khu vực phía Tây của Hà Nội đã thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư bất động sản và sớm khoác lên mình diện mạo của một trung tâm hành chính mới.

Trong tương lai, những dự án như đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, đường nối Nguyễn Xiển - Xa La góp phần tăng cường kết nối và giảm gánh nặng giao thông lên các trục đường Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương. Ngoài ra, đường vành đai 3.5, 4, 5… chạy qua đây cũng giúp rút ngắn thời gian từ khu vực phía Tây và phía Nam di chuyển đến trung tâm thành phố.

Những tuyến đường huyết mạch trên đây khiến cho khu vực phía Tây mở rộng liên kết ra 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc, giảm thiểu ùn tắc giao thông, thu hút nhiều nhà đầu tư cũng như tạo cú hích cho bất động sản ở khu vực này.

Khu đô thị parkcity Hà Nội hút khách
Những tuyến đường huyết mạch ở khu vực phía Tây Hà Nội mở rộng liên kết ra 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc, giảm thiểu ùn tắc giao thông, thu hút nhiều nhà đầu tư cũng như tạo cú hích cho bất động sản ở khu vực này.

Trong đó, tuyến đường vành đai 3.5 là tuyến đường giao thông trọng điểm phía Tây được UBND TP. Hà Nội chủ trương xây dựng. Tuyến đường là dự án hạ tầng quan trọng tạo vành đai phía Tây Thủ đô đồng thời là cầu nối giữa đường vành đai 3 và vành đai 4. Đường vành đai 3.5 sẽ đi qua một loạt các quận, huyện như Thanh Trì, Hà Đông, Hoài Đức, Bắc Từ Liêm, Mê Linh...

Bên cạnh đó, đường Vành đai 4 là trục đường liên vùng có tổng chiều dài 98km đi qua 3 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. Trong đó, tuyến đường đi qua địa phận Hà Nội dài 56,5 km nằm trên địa bàn 7 quận, huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Hà Đông.

Theo đánh giá của bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc Nghiên cứu CBRE Việt Nam, trên thực tế, để tránh sự quá tải cho trung tâm Thủ đô, sau khi Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội, định hướng phát triển đô thị của Thủ đô là hướng Tây, trong đó khu vực dọc tuyến đường vành đai 3 kéo sang Phạm Hùng sẽ trở thành trung tâm hành chính - kinh tế mới của Thủ đô. Tuy nhiên, thời gian trước đây, hạn chế về hạ tầng khiến khu vực này không thực sự bứt tốc như kỳ vọng.

Với hàng loạt tuyến đường mới được khởi công xây dựng, khu vực phía Tây của Hà Nội sẽ trở thành điểm nóng trở lại khi liên kết vùng giữa trung tâm Thủ đô và các khu đô thị mới phía Tây được kết nối.

Sức bật cho thị trường bất động sản

Không chỉ là điểm sáng trong việc giải bài toán giao thông khu vực phía Tây và phía Nam của Hà Nội, dự án đường vành đai 3.5, vành đai 4 còn giúp cho các dự án bất động sản quanh khu vực được hưởng lợi. Chính sự có mặt những tuyến đường huyết mạch này đã tạo tiềm năng gia tăng giá trị bất động sản nhanh chóng, với mức lợi nhuận vô cùng hấp dẫn. Đây cũng là định hướng phát triển các dự án bất động sản tại các nước phát triển khi người dân có xu hướng dịch chuyển ra khỏi trung tâm nhưng sự thuận tiện trong kết nối giao thông vẫn phải được đảm bảo.

Nhiều dự án bất động sản nằm ven trục đường vành đai 3.5, vành đai 4… đang tạo dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường bất động sản. Trong thời gian qua, một số dự án được khởi động và tung ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng nhằm đón đầu sự phát triển của hạ tầng khu vực.

Với lợi thế về vị trí nằm ngay sát tuyến đường vành đai 3.5 cùng uy tín của chủ đầu tư ParkCity Holdings (Malaysia) và cam kết tạo lập một đô thị xanh bền vững với nhiều tiện ích vượt trội, ParkCity Hanoi được coi là biểu tượng thành công của dự án bất động sản cao cấp, hiện đại ven các tuyến đường vành đai tại thủ đô Hà Nội.

Khu đô thị ParkCity Hà Nội tạo sức hút lớn bất động sản
ParkCity Hanoi đã và đang góp phần tạo nên diện mạo mới cho khu vực phía Tây Nam Hà Nội, là biểu tượng cho định hướng phát triển bất động sản xanh với môi trường sống chất lượng cao tại quận Hà Đông.

ParkCity Hanoi đã và đang góp phần tạo nên diện mạo mới cho khu vực phía Tây Nam Hà Nội, là biểu tượng cho định hướng phát triển bất động sản xanh với môi trường sống chất lượng cao tại quận Hà Đông. Nhiều nhà đầu tư đánh giá, ParkCity Hanoi đang trở thành hình mẫu, nơi đáng sống bậc nhất và có tiềm năng gia tăng giá trị vượt trội khi các tuyến đường vành đai 3.5, vành đai 4… hoàn thành và kết nối đồng bộ.

Theo các chuyên gia kinh tế, trong nhiều năm qua, bất động sản khu vực phía Tây Nam Hà Nội luôn là “thỏi nam châm” trong bản đồ dự án của giới đầu tư và cả những doanh nghiệp tầm cỡ nước ngoài.

Bên cạnh đó, xu hướng chuyển dịch về phía Tây của Hà Nội khá mạnh, kéo theo lượng khách hàng tập trung về khu vực này đông nhưng nhìn chung nguồn cung vẫn khan hiếm. Mặc dù có nhiều dự án đã triển khai nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, đặc biệt là phân khúc bất động sản cao cấp.

Theo số liệu khảo sát mới nhất của CBRE, năm 2020, tỷ lệ giao dịch thành công tại khu vực Tây Nam Hà Nội luôn chiếm tới 60-70% toàn thị trường, biến nơi đây thành nơi năng động, sầm uất bậc nhất thị trường bất động sản.

Chắc chắn rằng, khi các tuyến đường vành đai nói trên hoàn thiện đi vào hoạt động, thị trường bất động sản phía Tây, Tây Nam của Hà Nội sẽ càng gia tăng giá trị hơn nữa và là điểm đến của các nhà đầu tư trong, ngoài nước.

Đọc thêm