Bất động sản công nghiệp lọt “tầm ngắm” doanh nghiệp ngoại

(PLVN) - Thời gian gần đây, xu hướng dòng vốn ngoại đầu tư vào bất động sản công nghiệp Việt Nam gia tăng. Việc đầu tư này chủ yếu thông qua mua bán hoặc góp vốn vào các dự án đã và đang thực hiện. 
Doanh nghiệp ngoại chọn cách góp vốn, mua cổ phần hoặc mua bán sáp nhập doanh nghiệp để tham gia vào thị trường bất động sản công nghiệp. Ảnh: internet
Doanh nghiệp ngoại chọn cách góp vốn, mua cổ phần hoặc mua bán sáp nhập doanh nghiệp để tham gia vào thị trường bất động sản công nghiệp. Ảnh: internet

Dịch chuyển đầu tư do thương chiến

Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, năm 2020 là một năm đáng buồn của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Thị trường bất động sản cũng không ngoại lệ, tại Việt Nam các phân khúc bất động sản khác gần như tê liệt hoặc bị tổn thất vì đại dịch Covid-19, tuy nhiên bất động sản công nghiệp lại có những kết quả khả quan.

Theo số liệu thống kê, năm 2019 ghi nhận các khu công nghiệp tại các tỉnh, thành phố lớn có tỉ lệ lấp đầy khá cao, đạt 92% với các khu công nghiệp tại các tỉnh phía Bắc và 80% với các tỉnh phía Nam.

Năm 2020, mảng bất động sản này càng hấp dẫn hơn sau đại dịch Covid-19 vì việc chính phủ Việt Nam thành công trong việc ngăn chặn đại dịch này. Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, kết nối với quốc tế với 13 hiệp định thương mại có hiệu lực và 6 hiệp định đang trong quá trình đàm phán.

Các công ty tư vấn đầu tư cho biết, bất động sản công nghiệp tại Việt Nam đã lọt vào mắt nhà đầu tư ngoại kể từ khi nổ ra thương chiến giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc. Các công ty đa quốc gia nhận thấy rủi ro trong chuỗi cung ứng khi hoạt động sản xuất phụ thuộc vào một quốc gia đơn lẻ.

Một số tập đoàn đã và đang chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc sang Việt Nam như Foxconn, Goertek, Kyocera, Oasis… Hoặc một nửa trong số 30 công ty Nhật Bản quyết định mở rộng sản xuất tại Đông Nam Á đã lựa chọn Việt Nam là nơi để triển khai hoạt động sản xuất, vận chuyển.

Tuy nhiên việc tự đầu tư phát triển các dự án hậu cần này đối với các nhà đầu tư nước ngoài không hề dễ dàng hiện nay. Bởi lẽ quỹ đất để phát triển hạ tầng logistics ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng... không có nhiều.

Theo báo cáo  của CBRE Việt Nam hầu hết các dự án bất động sản công nghiệp hiện hữu ở một số địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư ngoại đều có tỷ lệ lấp đầy lên tới 90%. Giá chào thuê bất động sản công nghiệp cũng tăng khá lớn, trung bình 10%/năm.

Với tình hình trên, giới phân tích nhận định nhà đầu tư nước ngoài muốn vào phát triển hoặc kinh doanh lĩnh vực này chỉ có cách là thực hiện giao dịch dưới hình thức M&A, tức thâu tóm hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp trong nước.

Các công ty tư vấn đầu tư cho biết mảng bất động sản công nghiệp sẽ "nở rộ" trong thời gian tới. Ảnh: Reatimes
 Các công ty tư vấn đầu tư cho biết mảng bất động sản công nghiệp sẽ "nở rộ" trong thời gian tới. Ảnh: Reatimes

Lọt “tầm ngắm” doanh nghiệp ngoại

LOGOS - một công ty bất động sản của Úc gần đây công bố đã lập liên doanh với một nhà đầu tư quốc tế nhằm thâm nhập và phát triển các cơ sở logistics tại thị trường Việt Nam với quy mô vốn ban đầu khoảng 350 triệu đô la Mỹ. Điều này cho thấy nhận định của họ về thị trường ở Việt Nam được đánh giá cao.

Họ không ngại tiết lộ rằng họ nhắm đến các địa điểm tiềm năng như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và sẽ sớm thực hiện các thương vụ mua lại chiến lược trong những tháng tới. Dự kiến, kế hoạch lấp đầy danh mục đầu tư sẽ kéo dài từ 12 đến 18 tháng.

Không chỉ riêng LOGOS đầu tư qua hình thức M&A mà trên thực tế nhiều nhà đầu tư ngoại khác khi đến Việt Nam cũng đi theo hướng thâu tóm hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp logistics trong nước.

Ông Akihiko Iwatani, thuộc công ty Haseko Corporation (Nhật Bản) cũng cho rằng sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài qua hình thức M&A sắp tới sẽ rất lớn, đáng chú ý là đối với doanh nghiệp Nhật Bản.

Trong bối cảnh tính pháp lý một số dự án còn chưa rõ ràng, sự tiếp cận trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này còn gian nan. Mặt khác, xu hướng phát triển kinh tế số hóa gắn với nhu cầu thương mại điện tử ngày càng tăng cao, yêu cầu của khách hàng ngày khắt khe hơn, việc giao hàng phải diễn ra nhanh chóng hơn, linh hoạt hơn, minh bạch hơn và với giá thấp hơn.

Với tiềm năng thị trường lớn như vậy, để thâm nhập thị trường Việt Nam các nhà đầu tư ngoại sẽ thực hiện giao dịch M&A nhằm nhanh chóng tận dụng mạng lưới sẵn có, cùng nguồn khách hàng và kinh nghiệm vận hành nội địa. Điều này giúp họ giảm nhiều chi phí gia nhập thị trường so với việc bắt đầu xây dựng từ đầu.

 Dự án Nhà ở xã hội tại ô đất NO1 - Khu đô thị mới Hạ Đình (Hà Nội) đang được triển khai

Đẩy nhanh tiến độ các dự án nhà ở xã hội, góp phần phát triển cân đối thị trường bất động sản

(PLVN) - Hiện nay nhà ở tại Hà Nội hầu hết đều tăng giá, người thu nhập thấp, người mới lập gia đình gặp nhiều khó khăn trong việc mua và thuê. Vì vậy, việc hoàn thiện và đưa vào sử dụng các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố không chỉ đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho người dân mà còn góp phần giúp thị trường bất động sản phát triển cân đối, hài hoà, bền vững.
Tôn vinh dấu ấn tinh hoa tại sự kiện private của Newtown Diamond

Tôn vinh dấu ấn tinh hoa tại sự kiện private của Newtown Diamond

(PLVN) - Ngày 26/4, tại khách sạn Sheraton Grand Danang đã diễn ra sự kiện giới hạn “The Sunset Serenade” dành riêng cho các khách hàng tinh hoa của tổ hợp căn hộ cao cấp Newtown Diamond. Sự kiện là dịp để giới thiệu tầm nhìn phát triển dài hạn của một biểu tượng mới cho chuẩn sống hiện đại giữa lòng thành phố Đà Nẵng.
Dự án Khu nhà ở xã hội tại xã Uy Nỗ, Đông Anh do Tổng Công ty 319 (Bộ Quốc phòng) làm chủ đầu tư.

Phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội: Nỗ lực giải toả nỗi lo người thu nhập thấp không có nhà Hà Nội

(PLVN) - Giá bất động sản và thuê nhà ở các đô thị lớn như Hà Nội liên tục tăng cao, khiến nhà ở xã hội được nhiều người trẻ, công nhân, người thu nhập thấp quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ quy trình, điều kiện để mua, thuê nhà ở xã hội, dẫn đến việc nhiều người nhẹ dạ tin theo “cò” tư vấn, đặt cọc rồi bị sập bẫy các chiêu lừa đảo.
Chất 'hàng hiệu' của bất động sản tại Đô thị đảo nghỉ dưỡng Vinhomes Royal Island

Chất 'hàng hiệu' của bất động sản tại Đô thị đảo nghỉ dưỡng Vinhomes Royal Island

(PLVN) - Với kế hoạch sáp nhập cùng Hải Dương, Hải Phòng đang đứng trước vận hội mới - trở thành đô thị đa trung tâm phát triển bậc nhất khu vực. Trong bức tranh quy hoạch, hạ tầng sôi động đưa thành phố Cảng cất cánh có sự xuất hiện của “ngôi sao” Vinhomes Royal Island - Đô thị đảo nghỉ dưỡng đẳng cấp nằm ở vị trí “trung tâm trong lòng trung tâm”.
Ảnh minh họa

Đề xuất đáng lưu ý về nhà ở xã hội

(PLVN) - Nhu cầu cấp thiết của người dân với loại hình nhà ở xã hội (NƠXH), nhất là với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, người lao động trong các khu công nghiệp, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… xưa nay vẫn luôn là một vấn đề “nóng” trong xã hội. Vì vậy, sau khi một báo cáo đề xuất của UBND TP Hà Nội được công bố mới đây, không chỉ người dân, mà chính quyền nhiều tỉnh, thành khác cũng rất quan tâm, trông đợi.
Dự án Hoàng Huy Green River đang gây ấn tượng mạnh mẽ, tạo nên cơn sốt bất động sản tại Thuỷ Nguyên.

Hoàng Huy Green River - Khu đô thị xanh tạo nên cơn sốt bất động sản Thuỷ Nguyên

(PLVN) - Thuỷ Nguyên đang dần khẳng định vị thế là trung tâm phát triển mới, đóng vai trò chiến lược trong quy hoạch mở rộng đô thị TP Cảng. Với lợi thế về hạ tầng giao thông cùng vị trí kết nối thuận tiện tới đến các tỉnh, thành phía Bắc, Thuỷ Nguyên không chỉ là nơi thu hút các dự án công nghiệp, dịch vụ mà còn là một điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư bất động sản. Trong đó, dự án Hoàng Huy Green River đang nổi lên như một biểu tượng sống xanh, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản Thủy Nguyên, đồng thời tạo nên cơn sốt nhà đất đáng chú ý.
Dự án nhà ở xã hội cho công nhân tại KCN Nam Cấm đang trong quá trình hoàn thiện để bán cho công nhân.

Xem xét thu hồi, lựa chọn nhà đầu tư khác triển khai các dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ

(PLVN) - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đề nghị Sở Xây dựng chủ trì rà soát các dự án xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn, theo chức năng nhiệm vụ để đôn đốc các nhà đầu tư triển khai thực hiện đúng tiến độ. Tham mưu UBND tỉnh xem xét thu hồi, thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư khác vào triển khai thực hiện đối với các dự án chậm tiến độ theo quy định.
Bình Định: Tập trung chuyển đổi các Khu, cụm công nghiệp sang mô hình sinh thái và thông minh

Bình Định: Tập trung chuyển đổi các Khu, cụm công nghiệp sang mô hình sinh thái và thông minh

(PLVN) -  UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn tại cuộc họp về tình hình hoạt động, triển khai thực hiện các Khu công nghiệp và một số Cụm công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Theo đó trong thời gian tới, tỉnh Bình Định sẽ đẩy mạnh việc chuyển đổi các khu, cụm công nghiệp sang mô hình sinh thái cũng như xem xét thu hồi đối với các khu, cụm công nghiệp không hoàn thành chỉ tiêu đầu tư, phát triển được giao trong vòng 02 năm liên tiếp.