Bất động sản năm 2018: Bùng nổ

(PLO) - Đó là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo “Thị trường Bất động sản Việt Nam 2017 - 2018: Toàn cảnh & Dự báo” vừa được tổ chức.
Nhu cầu ở thực của người dân vẫn rất lớn. Tiềm năng trong lĩnh vực bất động
sản chắc chắn còn phát triển. (Ảnh minh họa)
Nhu cầu ở thực của người dân vẫn rất lớn. Tiềm năng trong lĩnh vực bất động sản chắc chắn còn phát triển. (Ảnh minh họa)

Thị trường sáng sủa

Theo chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực, thị trường bất động sản (BĐS) có sự phát triển tương đối tốt khi số doanh nghiệp (DN) BĐS thành lập mới tăng mạnh: Trong 11 tháng năm 2017, có 4.500 DN kinh doanh BĐS được thành lập, tăng 60% về số DN và số vốn, tăng 18,6% về lao động); 155.300 DN xây dựng thành lập mới (tăng 9% về số vốn).

Về quy mô vốn cũng tăng mạnh, từ mức khoảng 20 tỷ đồng/DN trước đây lên đến 68 tỷ đồng/DN trong năm 2017. Mức độ minh bạch thông tin đang cải thiện với số DN BĐS niêm yết tăng từ 11 DN lên đến gần 60 DN hiện nay.

“Kết quả kinh doanh khả quan khi hết tháng 9/2017, DN BĐS niêm yết có doanh thu tăng 40%, lợi nhuận tăng 6%. Thị trường, giá cả tăng từ 5-10% ở các phân khúc văn phòng cho thuê, căn hộ khép kín, căn hộ để bán, mặt bằng bán lẻ...” - TS. Cấn Văn Lực cho biết.

Theo TS. Lực, ngay cả vấn đề vốn cho BĐS cũng rất tích cực. Mặc dù bị ngân hàng kiểm soát nhưng giảm không nhiều, trong khi đó dòng vốn đầu tư khác vào BĐS rất ấn tượng, như vốn của tư nhân đổ vào BĐS tăng 60%. Trong khi đó, theo Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ cho vay đầu tư vào kinh doanh BĐS của Việt Nam đến 31/10/2017 là khoảng 400.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 6,5% tổng dư nợ, tăng khoảng 5% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng kinh doanh BĐS và xây dựng chiếm khoảng 15,5% tổng dư nợ (theo Uỷ ban Giám sát Tài chính).

Tín dụng tiêu dùng hết tháng 6/2017 là 743.000 tỷ đồng (chiếm 12,4% tổng dư nợ); trong đó, dư nợ cho vay sửa, mua nhà, thuê nhà chiếm khoảng 6,2% tổng dư nợ. “Tôi cho rằng, thị trường BĐS năm 2018 có lẽ vẫn tiếp tục đà khả quan”,TS. Lực nhận định.

Bùng nổ trong năm 2018

Trong khi đó, đánh giá về thị trường BĐS trong năm 2018, ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT CEN Group cho biết, trong năm tới, nguồn cung sẽ có sự đảm bảo, tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề; đặc biệt là số lượng dự án xếp hàng thi công và chờ cấp phép đang rất nhiều, do đó việc cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Để dẫn chứng, ông Hưng cho biết trong năm 2018, Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ, đây sẽ là tiền đề cho việc các nhà đầu tư bán lẻ nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Điều này sẽ tác động mạnh mẽ đến phát triển BĐS, do tính thanh khoản cao, lợi nhuận lớn nên đây cũng là tiền đề cho chu kỳ 10 năm phát triển của BĐS trong tương lai.

Theo ông Hưng, vấn đề quan trọng nhất trong thị trường BĐS chính là quỹ đất phát triển. Sự phát triển nhanh, nhu cầu lớn của phân khúc căn hộ giá rẻ đang làm thay đổi và tiêu tốn quỹ đất khá nhanh. “Trong 2 - 3 năm tới, thị trường BĐS sẽ toàn cầu hóa thực sự, người Việt Nam dễ dàng đi mua nhà ở nước ngoài và người nước ngoài cũng sẽ mua nhà nhiều hơn tại nước ta. Việc xuất khẩu BĐS sẽ diễn ra ngay tại chỗ, doanh nghiệp sẽ thu được ngoại tệ từ chính khách hàng cá nhân nước ngoài chứ không phải qua hình thức đầu tư FDI nữa”, ông Phạm Thanh Hưng cho hay.

Phó Chủ tịch HĐQT CEN Group cũng cho biết, tỷ lệ người Mỹ, Đức, Anh tìm kiếm thông tin về BĐS Việt Nam rất cao. Ngay trong khu vực, các nhà đầu tư Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Hong Kong… cũng đang tham gia đầu tư BĐS Việt Nam khiến giá sản phẩm phân khúc trung và cao cấp biến động theo xu hướng tăng lên.

“Giá BĐS Việt Nam bị coi là cao so với thu nhập của người dân trong nước nhưng lại chỉ bằng với số tiền tích lũy mỗi năm của người Hàn Quốc (khoảng 2- 3 tỷ đồng). Hàn Quốc có hàng triệu người tích lũy được mức tiền đó mỗi năm, trong khi cũng có hàng trăm nghìn người Hàn đang sống và làm việc tại Việt Nam. Doanh nghiệp BĐS có thể đón làn sóng khách hàng này”, ông Hưng nói.

Theo ông Hưng, xu hướng phát triển sắp tới chính là phát triển các khu đô thị mới thay thế nhà lẻ, nhà phố, các loại hình này sẽ có những hạn chế nhiều hơn trước. Xu hướng nhà ở gắn liền với tất cả các nhu cầu của con người về sinh hoạt và làm việc, giáo dục trong cùng một khu vực sẽ phát triển, nhu cầu hình thành các tiểu đô thị gói gọn tất cả nhu cầu của người dân sẽ tăng cao.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Một dự án tại Quảng Nam gặp vướng mắc về vấn đề bồi thường đất. (Ảnh: Công Huy)

Quảng Nam gỡ vướng vấn đề bồi thường đất 5%

(PLVN) - Một số vướng mắc phát sinh liên quan đất công ích 5% (đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã - NV) khiến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khi thực hiện một số dự án, kéo theo tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, nên lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, kiểm kê, có giải pháp căn cơ.
Tập đoàn VinGroup khởi công dự án Nhà ở xã hội Happy Home tại phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh, Khánh Hòa.

Đề xuất mở rộng ngân hàng tham gia giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội

(PLVN) - Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đề xuất, ngoài 4 ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần xem xét mở rộng cho các ngân hàng thương mại cổ phẩn khác được tham gia vào gói tín dụng phục vụ nhà ở xã hội.
Đại diện lãnh đạo UBND huyện Đan Phượng thông tin với PV Báo Pháp luật Việt Nam về công tác quản lý đất đai, xây dựng,xử lý vi phạm trên toàn địa bàn huyện vừa qua.

UBND huyện Đan Phượng đề xuất thành phố Hà Nội cấp ‘sổ đỏ’ cho những trường hợp vi phạm

(PLVN) - Liên quan đến công tác quản lý đất đai, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đan Phượng, ông Bùi Văn Hoa – Phó trưởng phòng TN&MT huyện Đan Phượng đề xuất UBND thành phố Hà Nội công nhận và cấp giấy chứng nhận cho những trường hợp vi phạm trong khu dân cư, phù hợp với quy hoạch.
Bảng giá đất điều chỉnh tại TP HCM: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp

Bảng giá đất điều chỉnh tại TP HCM: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp

(PLVN) -  TP HCM đang tiến hành các bước hoàn thiện Dự thảo Quyết định về điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND TP HCM quy định về Bảng giá đất để áp dụng cho địa phương. TP HCM kỳ vọng, Bảng giá đất sẽ có tác động tích cực, huy động được nguồn lực, tạo động lực để nền kinh tế Thành phố phát triển …
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu rà soát các dự án còn lại có vướng mắc. (Ảnh: VGP).

Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù về đất đai: Xác định đúng người, rõ việc

(PLVN) - Ngày 16/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo, đôn đốc việc rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, văn bản có liên quan thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về đề án, phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, TP.