Bước chuyển mình
UBND tỉnh Quảng Bình đã chính thức đồng thuận cho ACV mở rộng sân bay Đồng Hới. Theo đó, Quảng Bình sẽ trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 2025 – 2030.
Theo quy hoạch, dự án được đầu tư xây dựng với tổng số vốn khoảng 2.320 tỷ đồng, đưa sân bay này vào top 3 quy mô nhất miền Trung, chỉ sau Cam Ranh và Đà Nẵng. Công suất thiết kế đạt 3 triệu hành khách/năm.
Như vậy, với việc điều chỉnh nâng cấp và mở rộng sân bay lên cấp 4C (chuẩn tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO), Đồng Hới sẽ là cảng hàng không quốc tế với 12 đường băng cất và hạ cánh có kích thước 2.400x45 m cho phép các máy bay lớn có thể hạ cánh.
Khi công trình đi vào hoàn thiện sẽ sẵn sàng đón thêm hàng triệu lượt khách quốc tế đến Quảng Bình mỗi năm. Bên cạnh đó, nhiều chuyến bay thẳng từ Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, Hong Kong... đến Đồng Hới cũng đang và tiếp tục được mở thêm hứa hẹn sẽ tạo nên sự đột phá cho vùng đất này.
Với sức nóng của sân bay Đồng Hới, Quảng Bình được dự báo sẽ sớm trở thành thiên đường du lịch của miền Trung, điểm đến hút khách du lịch trong và ngoài nước. Chắc chắn báo cáo du lịch năm 2020 sẽ vượt xa con số 3,9 triệu lượt khách của năm 2018.
Xu hướng chuyển dịch dòng tiền vào Quảng Bình |
Từ đây, kinh tế xã hội Quảng Bình nói chung và thị trường địa ốc nói riêng sẽ có bước chuyển mình mạnh mẽ và giới đầu tư hoàn toàn được quyền kỳ vọng vào một thị trường đầy tiềm năng, lợi nhuận, một thị trường như "hổ mọc thêm cánh" sẵn sàng dẫn đầu ngôi vương BĐS trong tương lai gần.
Cơ hội cho những nhà đầu tư đi trước
Hạ tầng giao thông được đầu tư hoàn thiện sẽ trở thành đòn bẩy quan trọng mở ra cơ hội cho BĐS phát triển.
Hiện tại, du lịch Quảng Bình đã và đang tăng trưởng mạnh, thế nhưng, các dự án nghỉ dưỡng hạng sang ở Quảng Bình vẫn chưa đáp ứng nhu cầu du khách. Theo thống kê, Quảng Bình đến nay chỉ có khoảng gần 1.000 phòng khách sạn 4-5 sao, con số vô cùng khiêm tốn so với Khánh Hòa (19.000), Đà Nẵng (17.500) hay Quảng Ninh (khoảng 6.000).
Thêm vào đó, Quảng Bình hiện thu hút đông đảo kỹ sư, công nhân và người nước ngoài về sinh sống, học tập và làm việc, kéo theo nhu cầu sở hữu BĐS tăng cao, trong khi đó, sản phẩm BĐS ở đây rất ít, đặc biệt, khan hiếm những sản phẩm chất lượng, xây dựng bài bản với đầy đủ tiện ích, đây là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp đầu tư dự án.
Khảo sát của các đơn vị nghiên cứu thị trường cho biết, ngoài các ông lớn như FLC, Vingroup, Trường Thịnh, Fusion, Quảng Bình còn thu hút các nhà đầu tư nhỏ lẻ và nhà đầu tư cá nhân đổ về tìm kiếm cơ hội mới. Đây được cho là sự dịch chuyển tất yếu trong bối cảnh thị trường BĐS như hiện nay. Theo đó, nếu tại các thị trường như Đà Nẵng hay Nha Trang, nhà đầu tư khó có thể mua vào với mức giá 1-2 tỷ đồng/nền thì với số tiền này, họ lại có nhiều lựa chọn ở các dự án tại thị trường mới như Quảng Bình.
Các chuyên gia nêu ra 5 nguyên nhân dẫn đến xu hướng này, đó là Quảng Bình hiện sở hữu tiềm năng du lịch lớn, là tâm điểm mới của BĐS ven biển miền Trung, có hệ thống giao thông thuận lợi, giá nhà còn đất rẻ so với các thị trường tương đồng như Đà Nẵng và thủ tục hành chính tại Quảng Bình cũng nhanh chóng, dễ dàng hơn so với ở các tỉnh thành lớn.
Thực tế cho thấy, Quảng Bình đang hội tụ những lợi thế mạnh mẽ, sẵn sàng trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho các nhà đầu tư. Tính đến giữa năm 2019, có hơn 550 dự án đầu tư vào Quảng Bình với tổng số vốn ước tính khoảng 10 tỷ USD, trong đó có 24 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư là 782,2 triệu USD.
Đáng chú ý, sự đổ bộ của hàng loạt “ông lớn” trên thị trường BĐS như FLC, Vinroup, Trường Thịnh, Fusion, Đất Xanh… với chuỗi dự án quy mô đã góp phần thay đổi diện mạo thành phố biển, hứa hẹn những dấu mốc đột phá tiếp theo của thị trường tiềm năng này trong thời gian tới.