Bình Định: Tập trung xây dựng mức giá phù hợp, thúc đẩy thu hút đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành công văn về một số nội dung liên quan đến việc chuẩn bị quỹ đất và giá thuê tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn nhằm tạo tính cạnh tranh về giá thuê cũng như góp phần đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư của địa phương.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trước đó, Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định đã chỉ ra một số vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút đầu tư tại các Khu Công nghiệp, Cụm Công nghiệp như đa số các quỹ đất hiện nay đều chưa có sẵn, còn vướng giải phóng mặt bằng, chưa đồng bộ cơ sở hạ tầng điện, nước, xử lý chất thải…, nhất là quỹ đất thuộc các cụm công nghiệp.

Đặc biệt, tại một số Khu, Cụm Công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay có giá cho thuê đất gắn kết cấu hạ tầng và giá dịch vụ hạ tầng còn cao theo nhận định của nhiều nhà đầu tư mà cụ thể là KCN Nhơn Hòa, KCN Nhơn Hội A, KCN Hòa Hội, CCN Cầu Nước Xanh, KCN Phú Tài, KCN Long Mỹ…

Khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định

Khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định

Để tạo quỹ đất công nghiệp mới nhằm đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư của tỉnh và giá thuê hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp có tính cạnh tranh, hấp dẫn nhà đầu tư, tại công văn số 5207/UBND-KT, ban hành ngày 25/7/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn đã quyết định giao Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tập trung, chủ trì, làm việc với chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, thực hiện rà soát, kiểm tra suất đầu tư, khả năng đáp ứng cơ sở hạ tầng, mức giá cho thuê hạ tầng, tiến độ đầu tư theo quy định cũng như xây dựng mức giá phù hợp để thúc đẩy thu hút đầu tư; tham mưu, đề xuất báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/8/2023;

Giao Sở Công Thương tỉnh chủ trì, làm việc với chủ đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan, thực hiện rà soát kiểm tra suất đầu tư, khả năng đáp ứng cơ sở hạ tầng, mức định giá cho thuê hạ tầng, tiến độ đầu tư theo quy định tại các cụm công nghiệp; xây dựng mức giá phù hợp để thúc đẩy thu hút đầu tư; đồng thời tổng hợp diện tích đất sẵn sàng thu hút các dự án mới theo báo cáo của các địa phương; tham mưu, đề xuất báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/8/2023.

Đồng thời, theo nội dung công văn số 5207/UBND-KT, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn cũng đề nghị Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm trong việc chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các Cụm công nghiệp chưa có quỹ đất sạch, đồng thời đề xuất giải pháp chuẩn bị quỹ đất sạch, ít nhất mỗi địa bàn từ 20 - 30ha/năm, nhằm đảm bảo diện tích đất sẵn sàng thu hút các dự án mới; báo cáo gửi Sở Công Thương trước ngày 12/8/2023 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Ảnh minh họa

TP Hồ Chí Minh tìm cách cải thiện chất lượng chỗ ở cho công nhân

(PLVN) - Tại chương trình công nhân gặp gỡ lãnh đạo TP do Liên đoàn Lao động TP HCM tổ chức mới đây, nhiều công nhân cho biết rất khó khăn khi tiếp cận nhà ở xã hội (NƠXH), nguồn cung khan hiếm. "Chúng tôi chỉ nghe NƠXH trên tivi, báo đài, thực sự không biết dự án ở đâu, mua thế nào, vay vốn ra sao", anh Nguyễn Trần Đăng Minh, công nhân Cty Dịch vụ công ích quận 10 nói.
Ảnh minh họa: Gia Thịnh

Lâm Đồng rà soát các dự án phân lô, bán nền

(PLVN) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở Tài chính, UBND TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc đã được UBND tỉnh chấp thuận cho phép khu vực được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt.
Dự án Novaworld Phan Thiết đang được tỉnh Bình Thuận xem xét giải quyết khó khăn về thủ tục pháp lý.

Bài 2: Chính quyền địa phương vào cuộc, hàng trăm dự án được 'gỡ khó'

 - Hiện nay, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho 142 dự án bất động sản, nhà ở trong tổng số 191 dự án mà các địa phương đã báo cáo. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã tháo gỡ khó khăn cho 44 dự án trong tổng số 148 dự án bị vướng mắc, đạt 30%.