Bức tranh quy hoạch và đô thị Quảng Ngãi hiện đang ra sao?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi vừa có báo cáo số 13/BC-SXD gửi đến UBND tỉnh về việc báo cáo kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 1398/QĐ-TTg ngày 16/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ - trong năm 2021.
Bức tranh quy hoạch và đô thị Quảng Ngãi
Bức tranh quy hoạch và đô thị Quảng Ngãi

Phủ kín 100% quy hoạch chung đô thị

Đến nay, tất cả các đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã phủ kín 100% quy hoạch chung đô thị. Trong năm 2021, UBND tỉnh đã phê duyệt điều chỉnh 1 đồ án quy hoạch (Quy hoạch chung TP. Quảng Ngãi đến năm 2040), cho chủ trương và phê duyệt 13 nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung các đô thị khác.

Đồng thời tổ chức lập, điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 (theo nhiệm vụ quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1701/QĐ-TTg ngày 30/10/2020) và tổ chức lập Quy hoạch chung dọc tuyến đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh (nhiệm vụ quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 609/QĐ UBND ngày 19/7/2021).

Quy hoạch chung xây dựng KKT Dung Quất đến năm 2035, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Quy hoạch chung xây dựng KKT Dung Quất đến năm 2035, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Về quy hoạch phân khu đô thị, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, theo Luật quy hoạch đô thị, công tác lập quy hoạch phân khu đô thị chỉ yêu cầu đối với các thành phố, thị xã và đô thị mới.

Thành phố Quảng Ngãi trong năm 2021 đã phê duyệt 3 đồ án quy hoạch phân khu, nâng tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu lên đạt tỷ lệ khoảng 52%; phấn đấu trong năm 2022 hoàn thành phê duyệt đồng bộ và phủ kín 100% quy hoạch phân khu.

Bên cạnh đó, thị xã Đức Phổ đã hoàn thành, phê duyệt 08 đồ án quy hoạch phân khu thuộc các phường của thị xã, tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu của thị xã Đức Phổ đạt tỷ lệ khoảng 11,6%. Còn Khu Kinh tế Dung Quất, đến nay đã phủ kín 100% quy hoạch phân khu các khu chức năng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh.

Trong khi đó huyện Lý Sơn phê duyệt đồng bộ và phủ kín 100% quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000. Trung tâm huyện lỵ huyện Sơn Tịnh (mới) đã phê duyệt đồng bộ và hoàn thành 100% quy hoạch phân khu.

Cũng theo Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi, đối với quy hoạch chi tiết tại các đô thị, trong năm 2021 đã có hơn 450 đồ án quy hoạch được UBND các cấp phê duyệt. Trong đó tập trung ở thành phố Quảng Ngãi, thị xã Đức Phổ, huyện Bình Sơn và huyện Tư Nghĩa).

Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết đô thị bình quân trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay đạt khoảng 7%. Trong đó thành phố Quảng Ngãi đạt khoảng 6%, các thị trấn vùng đồng bằng đạt khoảng 6%, các đô thị miền núi đạt dưới 5%.

Thu hút nhiều dự án đầu tư phát triển đô thị

Hiện nay, các đồ án quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được phê duyệt đều có nghiên cứu, lồng ghép quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị gồm công trình đường dây cáp, đường ống hạ tầng kỹ thuật, hào và tuynel kỹ thuật. Đồng thời, lồng ghép quy hoạch không gian trên cao như cập nhật dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và ga đường sắt tốc độ cao; quy hoạch, thiết kế các nút giao thông khác mức tại các nút giao thông quan trọng của đô thị,...

Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi cũng cho biết, hầu hết các đô thị trên địa bàn tỉnh đã lập, phê duyệt xong chương trình phát triển đô thị như: Minh Long - huyện Minh Long, Chợ Chùa - huyện Nghĩa Hành, La Hà, Sông Vệ - huyện Tư Nghĩa, Thạch Trụ, Mộ Đức - huyện Mộ Đức, Trà Xuân - huyện Trà Bồng, Sơn Tây - huyện Sơn Tây, Ba Tơ huyện Ba Tơ, Châu Ổ - huyện Bình Sơn, thị xã Đức Phổ, thành phố Quảng Ngãi...

Việc phê duyệt xong chương trình phát triển đô thị là cơ sở quan trọng để Quảng Ngãi triểm khai thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý và phát triển đô thị

Việc phê duyệt xong chương trình phát triển đô thị là cơ sở quan trọng để Quảng Ngãi triểm khai thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý và phát triển đô thị

Đây là cơ sở quan trọng để triển khai thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý và phát triển đô thị.

Đến cuối năm 2021, mạng lưới đô thị tỉnh tiếp tục được mở rộng, phát triển, định hình rõ nét, kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, sử dụng tiết kiệm nguồn lực để nâng cao hiệu quả đầu tư. Công tác quy hoạch, quản lý phát triển đô thị từng bước được kiểm soát chặt chẽ.

Chương trình phát triển đô thị tỉnh được triển khai phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội; chất lượng tại một số đô thị được nâng lên, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 26,69%; thu hút các dự án đầu tư phát triển đô thị ngày càng nhiều, tạo diện mạo mới cho đô thị về kiến trúc, cảnh quan, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ảnh minh họa

Hài hòa giá thuê nhà ở xã hội

(PLVN) -  Trong thời điểm cả nước phấn đấu đạt mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội (NƠXH), tuần qua, một trong những sự kiện “nóng” thu hút sự chú ý của dư luận, là một tỉnh tại khu vực Đông Nam Bộ ban hành giá cho thuê NƠXH với mức giá bị đánh giá chưa phù hợp.
Toàn cảnh Hội thảo.

Phát triển Nhà ở xã hội cho thuê: Cần cơ quan chuyên trách quản lý

(PLVN) - Mặc dù nhu cầu về nhà ở xã hội cho thuê đang gia tăng, nhưng tiến độ phát triển vẫn còn chậm và thiếu nguồn cung. Các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy mô hình này, cần thiết phải thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý NOXH, giúp giải quyết các vướng mắc về thủ tục, vốn và đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp.
Tại cuộc đối thoại, có 35 ý kiến, kiến nghị liên quan nông nghiệp, nông thôn được đưa ra. (Ảnh: Minh Anh)

Hà Nội: Sẽ có phương án khai thác hiệu quả vùng đất bãi 29.000ha

(PLVN) - UBND TP Hà Nội vừa tổ chức cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP với nông dân Thủ đô năm 2024 với chủ đề "Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững". Liên quan đến các câu hỏi của nông dân với từng lĩnh vực, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở Công Thương… đã giải đáp cụ thể.
Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 21/11. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cân nhắc quy mô dự án nhà ở thương mại được phép thí điểm

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tiêu chí lựa chọn dự án nhà ở thương mại thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, nhưng việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án…) là quá rộng.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.