Cấp giấy chứng nhận căn hộ chung cư: “Điểm nghẽn gây rất nhiều khổ sở, khiếu nại cho TP Hồ Chí Minh”

(PLVN) - Đó là nhận định của Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hòa Bình tại hội nghị Tổng kết công tác năm 2020, 5 năm 2016-2020; triển khai nhiệm vụ 2021 và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2021-2025 ngành TN&MT TP.
Hình minh họa
Hình minh họa

Tại hội nghị, Sở TN&MT báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ thời gian qua, thừa nhận nhiều tồn tại, hạn chế.

Trong quản lý đất đai, báo cáo của Sở đánh giá việc cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà tại các dự án còn chậm vì các điều kiện cấp giấy phụ thuộc vào chủ đầu tư. Do đó, nếu dự án có sai phạm sẽ ảnh hưởng đến việc cấp giấy cho người mua. 

Sở cũng chỉ ra nhiều dự án nhà ở, chủ đầu tư chưa hoàn thành việc xây dựng đã bán, đồng thời thế chấp dự án cho ngân hàng. Tuy nhiên, chủ đầu tư giao nhà cho người mua trong khi chưa giải chấp được với ngân hàng, dẫn đến không thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người mua. 

Bên cạnh đó, Sở thừa nhận công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận, huyện còn chậm, gây ảnh hưởng đến quyết định thu hồi, giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. 

Thủ tục hành chính về giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án còn qua nhiều công đoạn, nhiều “cửa”. Do đó, người dân và DN mất nhiều thời gian và công sức để thực hiện thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục giao đất các dự án về nhà ở.

Ngoài ra, việc triển khai xác định giá đất còn chưa kịp tiến độ. Việc điều tra, khảo sát giá đất thị trường gặp khó khăn và thông tin điều tra giá đất làm căn cứ đã xác định giá đất có độ tin cậy chưa cao. Sở cũng thừa nhận chưa hoàn chỉnh bản đồ giá đất, cơ sở dữ liệu về giá đất và dữ liệu về các giao dịch nhà đất để làm cơ sở cho việc xác định giá đất cụ thể, nhanh chóng, chính xác hơn. 

Đánh giá về việc thu hồi đất, Sở TN&MT cho biết việc phát triển quỹ đất chủ yếu thực hiện thu hồi từng sự vụ theo chỉ đạo của cấp trên hoặc theo kết luận thanh tra, mà không xây dựng kế hoạch theo tiến độ phát triển đô thị, kèm theo kế hoạch tài chính lâu dài. Do đó, nguồn tài chính từ đất chưa được khai thác hiệu quả.

Phát biểu trước hội nghị về việc triển khai đề án đất đai và phương hướng sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, rà soát dự án chậm triển khai, ông Bình đặc biệt nhấn mạnh công tác phối hợp giữa các sở, ngành để giải quyết các điểm nghẽn trong TP, đặc biệt là vấn đề liên quan đến đô thị.

“Tôi hứa nhưng các đồng chí cùng làm với tôi chứ một mình tôi không làm được. Tôi nhớ chương trình hành động của tôi có gửi cho giám đốc Sở TN&MT xem. Tôi hỏi là đồng ý chưa thì đáp đồng ý rồi. Tôi còn giữ tin nhắn đàng hoàng”, ông Bình nói vui và chia sẻ thêm chương trình hành động đã được ông gửi cho tất cả các sở, ban, ngành liên quan đến khối đô thị để xin ý kiến.

“Sự cộng lực” là từ được ông Bình nhắc lại nhiều lần, kỳ vọng các sở, ngành sẽ cùng đoàn kết, cộng lực để giải quyết những vướng mắc còn tồn tại. “Một mình Phó chủ tịch, Chủ tịch UBND hay Thường trực UBND đều không làm được nếu không có sự phối hợp tốt của tất cả các ngành trong khối đô thị”, ông Bình nói. 

Lý giải tầm quan trọng của sự phối hợp, ông Bình lấy ví dụ về điểm nghẽn trong cấp giấy chứng nhận căn hộ chung cư tại TP. Ông nhấn mạnh đây là điểm nghẽn gây “rất nhiều khổ sở, khiếu nại” cho cả chính quyền và người dân. 

Ông Bình kể lại ngày đầu tiên về làm Giám đốc Sở Xây dựng, hội trường lầu một của sở có khoảng 300 người dân kéo đến và yêu cầu phải giải quyết vấn đề liên quan đến căn hộ nhà ở xã hội. Hay từ khi ông còn làm Chủ tịch quận 7 đến giờ, các hộ dân ở chung cư Minh Thành vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận căn hộ chung cư.

“Mỗi lần thăm quận, qua chung cư Minh Thành gặp bà con cũng thấy mắc cỡ. Vấn đề không phải anh em không làm mà vẫn nằm ở câu chuyện phối hợp. Các sở ở TP anh em làm rất đều tay, rất giỏi, nhưng mà phối hợp chưa tốt”, ông Bình nói. 

Đánh giá về lĩnh vực quản lý môi trường, Sở TN&MT thừa nhận việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt chưa được triển khai đồng bộ dù đã ban hành chính sách, hướng dẫn.

Sở TN&MT cho rằng việc phân loại rác không thể đòi hỏi hiệu quả ngay mà cần phải có thời gian. Theo sở này, TP đang tập trung vào tuyên truyền, vận động nên chưa kiểm tra, xử lý theo Nghị định 155 về hành vi không phân loại.

Một nguyên nhân khác là UBND quận, huyện chưa tổ chức phương án thu gom riêng chất thải sau phân loại, đặc biệt là phương án thu gom cách ngày vì e ngại dân không đồng tình. 

Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay chủ yếu vẫn là chôn lấp dẫn đến phát sinh mùi hôi, nước rỉ rác. Các nhà máy tái chế, xử lý rác hiện chưa đạt chỉ tiêu công nghệ. Tỷ lệ tái chế rác đến năm 2020 chỉ mới đạt 40%, còn lại là chôn lấp, đốt…

Lễ ký kết hợp tác giữa chủ đầu tư, đơn vị phân phối và Ngân hàng Việt Á về dự án Conic Boulevard.

Dự án chung cư hoàn thiện hiếm hoi tại TP HCM ra mắt nhà đầu tư

(PLVN) - Ngày 30/10/2024 tại TP HCM, Công ty Cổ phần Xây dựng Đầu tư và Phát triển Lĩnh Phong Conic (đơn vị phát triển dự án) cùng Công ty Cổ phần Bất động sản Eximrs (đơn vị tiếp thị phân phối) và Ngân hàng Việt Á tổ chức Lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án căn hộ Conic Boulevard.
Dự án CIC Boulevard - Nơi phồn vinh chạm ngõ tổ ấm.

CIC Boulevard - Nơi phồn vinh chạm ngõ tổ ấm

(PLVN) - Ngày 29/10, Tập đoàn Tư vấn Đầu tư xây dựng CIC Kiên Giang tổ chức Lễ ra mắt Dự án CIC Boulevard (hay còn có tên gọi khác là Tuyến dân cư Đường số 2) có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.
Bình Dương tập trung xây dựng chuỗi khu công nghiệp xanh đổi mới sáng tạo

Bình Dương tập trung xây dựng chuỗi khu công nghiệp xanh đổi mới sáng tạo

(PLVN) -  Quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050 \ nêu 5 nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá phát triển cho tỉnh Bình Dương là tập trung phát triển Bình Dương xanh, phát triển xanh hóa nền kinh tế với sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, giao thông xanh, hạ tầng xanh, đô thị xanh, nông thôn xanh… nhờ sự dẫn dắt của khoa học và công nghệ tạo dựng một nền kinh tế hài hòa giữa con người với tự nhiên và xã hội. Trong đó, Becamex IDC đang nổi lên như một hình mẫu tiên phong trong đổi mới sáng tạo chuỗi khu công nghiệp (KCN) xanh của hệ sinh thái hạ tầng xanh.
Vinhomes Royal Island biệt lập như các “đảo tỷ phú” nổi tiếng Palm Jumeirah (Dubai) hay Indian Creek Village (Mỹ).

Vinhomes Royal Island hút giới thượng lưu khắp miền Bắc

(PLVN) - Thành phố Hải Phòng trong tương lai sẽ phát triển sánh ngang với các đô thị hàng đầu châu Á. Tạo bệ phóng vững chắc cho hành trình cất cánh này chính là các trung tâm phát triển mới như Vinhomes Royal Island trên đảo Vũ Yên.
Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.
The King tọa lạc tại cửa ngõ của Vinhomes Ocean Park 1 và Ocean City.

Tọa độ độc tôn định hình phong cách sống đỉnh cao của cư dân The King

(PLVN) - Sở hữu nhiều giá trị vượt trội từ vị trí chiến lược, tiện nghi xa hoa cùng dấu ấn kiến trúc phong cách hoàng gia Anh sang trọng, lịch lãm, tòa căn hộ The King (phân khu The London, Vinhomes Ocean Park 1) mang đến cho các cư dân tinh hoa một cuộc sống thịnh vượng và những đặc quyền như bậc “đế vương”.
Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...