Chủ đầu tư nhà máy điện gió ở Đà Lạt bị xử phạt hơn 1 tỷ đồng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Công ty Cổ phần năng lượng tái tạo Đại Dương (chủ đầu tư nhà máy điện gió Cầu Đất tại xã Trạm Hành, TP Đà Lạt) bị UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt 225 triệu đồng; đồng thời buộc phải nộp lại số tiền thu lợi trên 1,1 tỷ đồng do thực hiện nhiều hành vi sai phạm liên quan tới thuê đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo Đại Dương là chủ đầu tư Nhà máy Điện gió Cầu Đất.
Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo Đại Dương là chủ đầu tư Nhà máy Điện gió Cầu Đất.

Theo đó, tại văn bản số 520 của UBND tỉnh Lâm Đồng nêu rõ Công ty CP năng lượng tái tạo Đại Dương đã thực hiện các hành vi sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật gọi là hành vi chiếm đất.

Cụ thể, hành vi vi phạm hành chính thứ nhất là chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn với tổng diện tích 86.627,6 m2. Trong đó, có 2.031,1 m2 đất trồng cây lâu năm do Công ty TNHH Fusheng thuê của UBND tỉnh Lâm Đồng; 21.157,7 m2 đất trồng cây lâu năm do Công ty cổ phần chè Cầu Đất - Đà Lạt thuê của UBND tỉnh Lâm Đồng; 20.181,8 m2 đất đường bờ lô phục vụ nông nghiệp do UBND xã Trạm Hành quản lý và 43.257 m2 đất trồng cây lâu năm của hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng.

Hành vi vi phạm hành chính thứ 2 của công ty này là chiếm đất nông nghiệp là đất rừng phòng hộ (môi trường cảnh quan) tại khu vực nông thôn với diện tích 4.281,4 m2 thuộc một phần tiểu khu 165A do Ban Quản lý rừng Lâm Viên quản lý. Tổng số tiền Công ty CP năng lượng tái tạo Đại Dương bị phạt là 225 triệu đồng.

Ngoài ra, UBND tỉnh Lâm Đồng còn yêu cầu doanh nghiệp này phải nộp lại 1,152 tỷ đồng là số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện các hành vi vi phạm hành chính. Cụ thể, là sử dụng 90.909m2 đất công trình năng lượng khi chưa được cấp có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất.

UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Công ty CP năng lượng tái tạo Đại Dương thực hiện tiếp các thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với diện tích đất sử dụng khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định.

Ảnh minh họa: Gia Thịnh

Lâm Đồng rà soát các dự án phân lô, bán nền

(PLVN) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở Tài chính, UBND TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc đã được UBND tỉnh chấp thuận cho phép khu vực được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt.
Dự án Novaworld Phan Thiết đang được tỉnh Bình Thuận xem xét giải quyết khó khăn về thủ tục pháp lý.

Bài 2: Chính quyền địa phương vào cuộc, hàng trăm dự án được 'gỡ khó'

 - Hiện nay, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho 142 dự án bất động sản, nhà ở trong tổng số 191 dự án mà các địa phương đã báo cáo. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã tháo gỡ khó khăn cho 44 dự án trong tổng số 148 dự án bị vướng mắc, đạt 30%.
Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

(PLVN) -  Ngân hàng hạ lãi suất, dòng tiền được rút ra… nhưng không ít nhà đầu tư đang phải “vò đầu bứt tai” tìm kiếm bến đỗ đầu tư phù hợp khi kênh đầu tư ngoài bất động sản tiềm ẩn rủi ro, phân khúc đầu tư bất động sản với dòng vốn nhỏ thì đã tuyệt chủng.
Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

(PLVN) - Ngay trong quý I/2024, thị trường bất động sản ghi nhận sự quay trở lại của hàng loạt dự án cũ được tái khởi động, dự án mới mở bán, chủ đầu tư tung chính sách có lợi cho người mua nhà, hoạt động các sàn môi giới sôi động. Lãi suất ngân hàng giảm gia tăng niềm tin khách hàng, thanh khoản trên thị trường ghi nhận sức hút đến từ phân khúc chung cư và đất nền đô thị lớn, đô thị công nghiệp đặc biệt tháng 3/2024 lên đến hàng nghìn tỷ đồng/tuần.