Chủ tịch Bình Định nói gì về siêu dự án gang thép có tổng vốn đầu tư 53.500 tỷ đồng?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 13/4, tại buổi họp báo tình hình kinh tế - xã hội quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II/2023, ông Phạm Anh Tuấn - UBND tỉnh Bình Định đã trả lời một số vấn đề mà báo chí quan tâm liên quan đến dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn tại thôn Lộ Diêu (xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn).
Một góc thôn Lộ Diêu (ảnh: Nguyễn Gia).
Một góc thôn Lộ Diêu (ảnh: Nguyễn Gia).

Theo ông Phạm Anh Tuấn - UBND tỉnh Bình Định - dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn đã có chủ trương từ lâu. Ban đầu, dự án định đặt tại huyện Phù Mỹ, sau đó dời ra thị xã Hoài Nhơn. Không có chuyện ngẫu hứng muốn dời dự án đi đâu thì dời và cũng không có chuyện người dân phản đối nên dời đi. Việc dời từ Phù Mỹ ra Hoài Nhơn là do yêu cầu kỹ thuật, bến cảng… của nhà đầu tư. Việc lựa chọn biển Lộ Diêu là do nhà đầu tư tiếp tục khảo sát thấy phù hợp nên đề xuất chuyển dời.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định khẳng định, đây là dự án mang tầm quốc gia, phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng. Dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích cho sự phát triển của Bình Định nói riêng, cả nước nói chung. Ngoài tăng thu ngân sách, tạo việc làm, khi dự án hoàn thành sẽ kéo theo nhiều dự án phụ trợ khác.

Dự kiến, dự án di dời trên 560 hộ dân ở thôn Lộ Diêu. Hiện dự án mới có chủ trương, tỉnh chỉ mới chấp thuận cho nhà đầu tư khảo sát, thực hiện dự án, sau đó mới trình lên các bộ, ngành Trung ương thẩm duyệt và trình Chính phủ quyết định.

Ông Phạm Anh Tuấn thông tin về dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn tại buổi họp báo.
Ông Phạm Anh Tuấn thông tin về dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn tại buổi họp báo.

Người đứng đầu chính quyền tỉnh Bình Định nhấn mạnh, dự án muốn thông qua được tỉnh thì cần phải đạt các yêu cầu về công nghệ hiện đại; đảm bảo không ô nhiễm môi trường, cảnh quan, di tích lịch sử; phải đảm bảo cho người dân vùng dự án dời đi có chỗ ở, đời sống tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ và có sinh kế bền vững lâu dài.

“UBND tỉnh đã có kế hoạch tuyên truyền về dự án cho từng đối tượng cụ thể; kế hoạch bồi thường, tái định cư, đảm bảo an sinh phù hợp cho từng gia đình, người dân thôn Lộ Diêu. Tỉnh cũng lên kế hoạch bố trí 3 khu tái định cư cho người dân phù hợp với nhu cầu sinh kế về nghề biển, nghề nông, dịch vụ”, ông Tuấn cho biết.

Được biết, năm 2022, UBND tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương cho Công ty Cổ phần Gang thép Long Sơn Phù Mỹ đầu tư dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn tại thôn Lộ Diêu.

Theo dự kiến, Khu liên hợp gang thép Long Sơn được xây dựng trên diện tích 468 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 53.500 tỷ đồng (chia thành 3 giai đoạn đầu tư), công suất 5,4 triệu tấn/năm bao gồm các sản phẩm thép chế tạo chất lượng, thép xây dựng, thép cuộn.

Nhà đầu tư cũng nghiên cứu đầu tư Khu bến cảng Hoài Nhơn trên tổng diện tích khoảng 496,9 ha mặt đất và mặt biển. Cảng Hoài Nhơn được nghiên cứu quy hoạch là cảng chuyên dùng phục vụ cho sản xuất của Khu liên hợp gang thép Long Sơn và hướng đến cảng tổng hợp trong tương lai. Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 10.000 tỷ đồng, quy mô đầu tư được chia làm 2 giai đoạn (năm 2021 - 2025 và sau năm 2025).

Khi cả 2 công trình dự án đi vào hoạt động kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển công nghiệp, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ cảng biển, qua đó đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Định và các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên; đồng thời, giải quyết được số lượng lớn lao động tại địa phương. Theo đó, trong quá trình thi công dự án sẽ tạo việc làm cho khoảng 5.000 người và trong quá trình sản xuất, kinh doanh là khoảng 7.500 người.

UBND tỉnh Bình Định yêu cầu dự án không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trên đất liền, trên biển; không làm ảnh hưởng đến an sinh xã hội và đời sống nhân dân; thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường; chuyển mục đích sử dụng đất rừng; có biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đầu tư các hạng mục công trình xử lý chất thải đồng bộ, bố trí phân khu hợp lý để không gây ô nhiễm môi trường xung quanh…

Ảnh minh họa: Gia Thịnh

Lâm Đồng rà soát các dự án phân lô, bán nền

(PLVN) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở Tài chính, UBND TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc đã được UBND tỉnh chấp thuận cho phép khu vực được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt.
Dự án Novaworld Phan Thiết đang được tỉnh Bình Thuận xem xét giải quyết khó khăn về thủ tục pháp lý.

Bài 2: Chính quyền địa phương vào cuộc, hàng trăm dự án được 'gỡ khó'

 - Hiện nay, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho 142 dự án bất động sản, nhà ở trong tổng số 191 dự án mà các địa phương đã báo cáo. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã tháo gỡ khó khăn cho 44 dự án trong tổng số 148 dự án bị vướng mắc, đạt 30%.
Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

(PLVN) -  Ngân hàng hạ lãi suất, dòng tiền được rút ra… nhưng không ít nhà đầu tư đang phải “vò đầu bứt tai” tìm kiếm bến đỗ đầu tư phù hợp khi kênh đầu tư ngoài bất động sản tiềm ẩn rủi ro, phân khúc đầu tư bất động sản với dòng vốn nhỏ thì đã tuyệt chủng.
Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

(PLVN) - Ngay trong quý I/2024, thị trường bất động sản ghi nhận sự quay trở lại của hàng loạt dự án cũ được tái khởi động, dự án mới mở bán, chủ đầu tư tung chính sách có lợi cho người mua nhà, hoạt động các sàn môi giới sôi động. Lãi suất ngân hàng giảm gia tăng niềm tin khách hàng, thanh khoản trên thị trường ghi nhận sức hút đến từ phân khúc chung cư và đất nền đô thị lớn, đô thị công nghiệp đặc biệt tháng 3/2024 lên đến hàng nghìn tỷ đồng/tuần.