Ông Trịnh Văn Quyết từng khiến thị trường địa ốc xôn xao khi quyết định khởi kiện khách hàng chậm nhận căn hộ tại dự án FLC Mỹ Đình. Quyết định "gây sốc" được đưa ra ở thời điểm thị trường bất động sản ảm đạm, tranh bán chứ không tranh mua đã gây tranh cãi lớn, tuy nhiên, sau đó đã mở ra một "tiền lệ" tốt cho thị trường. Rất nhiều khách hàng đã không còn chây ỳ "có tiền" cũng không nộp để "treo" việc nhận căn hộ tới khi thị trường ấm lên, nhiều chủ đầu tư ngay lập tức phải đưa thêm vào hợp đồng điều khoản chậm nộp tiền đợt cuối, chậm nhận nhà với mức phạt đủ để người mua không thể lần nữa.
Cổ đông bỏ phiếu thông qua các nội dung ĐH |
Trước câu hỏi của cổ đông: Công ty liên tiếp tăng vốn gấp đôi trong 2 năm liên tiếp, liệu cổ phiếu có bị pha loãng và giảm tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư không? Chủ tịch FLC phân tích: Nhiệm vụ quan trọng nhất của TTCK là trở thành kênh dẫn vốn, biến dòng vốn ngắn hạn thành dòng vốn dài hạn phục vụ nền kinh tế và tạo thanh khoản đồng vốn. Trong năm 2013, hàng loạt doanh nghiệp đã bày tỏ ý định xin hủy niêm yết do không huy động vốn thành công. Nhưng FLC đã làm được điều ngược lại.
“Một nhà đầu tư có thể bị nhầm, nhưng hàng vạn cổ đông đã nộp tiền vào đợt phát hành vừa qua của FLC. Nguyên nhân duy nhất lý giải điều này là hiệu quả đồng vốn mà họ đã góp vào FLC” – Lãnh đạo FLC chia sẻ với cổ đông.
Với hàng loạt quy mô dự án lớn, việc tăng vốn điều lệ là đương nhiên, bởi FLC phải có nguồn lực tài chính lớn tương xứng tài trợ cho các dự án.
Một dự án tốt đến đâu đi chăng nữa, nếu sử dụng đòn bẩy quá cao, thì đều có rủi ro, bao gồm cả rủi ro lãi suất, thanh khoản và rủi ro thời điểm bán hàng. FLC không chấp nhận những rủi ro đó, việc tăng vốn điều lệ mang lại sự chủ động cho tập đoàn trong việc triển khai các dự án.
Cũng theo thông tin công bố tại ĐH cổ đông thì quỹ đầu tư The Global Emerging Markets Group (GEM) đã chính thức thông qua Hợp đồng đầu tư, theo đó GEM sẽ đầu tư 200 tỷ đồng vào FLC dưới dạng thu xếp vốn từng lần trong thời hạn 12 tháng. Khoản đầu tư này sẽ được tính toán để phù hợp với kế hoạch giải ngân vốn và triển khai các dự án bất động sản của FLC trong vòng một năm tới. Ngoài ra, cổ đông này cam kết sẽ mua vào khối lượng lớn cổ phiếu FLC trong thời gian tới với giá không thấp hơn 20.000 đồng/cp.
Tại ĐHCĐ, FLC chính thức công bố là "chủ nhân" mới của khu đất "vàng" 36 Phạm Hùng |
• Dự án sân golf FLC Samson Golf Links, Khu quần thể Văn hóa - Du lịch Đảo Cồn Nổi và Khu resort tiêu chuẩn 5 sao (Thanh Hóa): tổng mức đầu tư 5.500 tỷ đồng, tổng diện tích hơn 400ha.
• Dự án Khu nhà ở hỗn hợp FLC ở nam Thành phố Thanh Hóa: tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng, tổng diện tích 1,4 ha.
• Dự án khu đô thị FLC Garden City (Hà Nội): tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng, tổng diện tích 8ha.
• Dự án Khu nhà ở cho cán bộ - công nhân viên Bộ Tư pháp tại quận Cầu Giấy, Hà Nội: tổng mức đầu tư xấp xỉ 300 tỷ đồng, tổng diện tích 2,700 m2.
• Dự án tòa nhà FLC Complex 36 Phạm Hùng (Hà Nội) cao 38 tầng, bao gồm các căn hộ cao cấp và khu trung tâm thương mại: tổng mức đầu tư xấp xỉ 1000 tỷ đồng, tổng diện tích 5.000m2.
• Dự án khu sân golf - resort - khách sạn 5 sao vui chơi giải trí cao cấp Hồ Cầm Quỳ (Ba Vì - Hà Nội): tổng mức đầu tư 3.642 tỷ đồng, tổng diện tích hơn 249ha.
• Dự án khu công nghiệp Tam Dương II (Vĩnh Phúc): tổng mức đầu tư 2.310 tỷ đồng, tổng diện tích hơn 400ha.
• Dự án khu công nghiệp Hòn La II (Quảng Bình): tổng mức đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng, tổng diện tích 177,1ha.