Chuyển động thị trường BĐS cuối 2019: cuộc chơi mới ở miền cực Nam

(PLVN) -Trong công cuộc đi khai phá những vùng đất mới để tích lũy quỹ đất của các ông lớn trong ngành địa ốc, Tây Nam Bộ được đánh giá là “miền đất hứa” phía cực Nam đất nước, nơi còn nhiều tiềm năng chưa được đánh thức, mở ra dư địa lớn cho những nhà đầu tư có nguồn lực tài chính vững mạnh và tầm nhìn dài hạn.

Xu hướng dịch chuyển của thị trường BĐS Việt Nam

Nếu nhìn lại nhận định đưa ra từ các năm trước có thể thấy, các chuyên gia trong ngành đã dự báo khá đúng về diễn biến của thị trường BĐS, khi các khu vực “đầu tàu” như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng đã không còn là điểm nhấn duy nhất của các nhà đầu tư mà đang mở rộng ra các thị trường mới.

Thực tế, sự chuyển dịch của thị trường BĐS đã bắt đầu manh nha hình thành từ khoảng hai năm trước nhưng chỉ thực sự bùng nổ trên phạm vi rộng kể từ đầu 2018 đến nay. Theo các chuyên gia, xu hướng này đang vận động theo một quỹ đạo tất yếu, tác động bởi nhiều yếu tố.

Sau những năm tăng trưởng thần tốc, thị trường BĐS tại các đô thị lớn đang dần rơi vào trạng thái “bão hòa”. Tốc độ đô thị hóa và sự gia tăng quy mô dân số không ngừng khiến quỹ đất nơi đây ngày một thu hẹp, tác động trực tiếp đến thị trường BĐS.

Tốc độ đô thị hóa mạnh, các đô thị trung tâm không còn nhiều quỹ đất để phát triển BĐS
Tốc độ đô thị hóa mạnh, các đô thị trung tâm không còn nhiều quỹ đất để phát triển BĐS

Thống kê của Vnrea cho thấy, từ đầu năm 2019 đến nay, nguồn cung nhà ở tại Hà Nội giảm 25% so với cùng kỳ năm 2018. Tại thành phố Hồ Chí Minh, mức độ giảm mạnh hơn khi tổng nguồn cung giảm gần 50%. Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm nguồn cung của hai thị trường này xuất phát từ việc Chính phủ đang có sự rà soát lại toàn bộ các dự án BĐS để tránh quỹ đất bị cạn kiệt.

Bất chấp thị trường chững lại, giá bất động sản vẫn rất cao. Cụ thể, tại TP HCM, giá căn hộ tăng từ 10 đến 30%, đất nền nhiều nơi tăng gần 30 - 40% và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khiến nhiều khách hàng e ngại xuống tiền đầu tư và chuyển hướng tìm kiếm các khu vực còn ở mức giá thấp.

Điều này đã dấy lên làn sóng di cư của các doanh nghiệp BĐS tiến về các vùng đất vùng ven, tỉnh lẻ, nơi còn quỹ đất rộng, nhu cầu du lịch lớn và tốc độ đô thị hóa đang trên đà mạnh mẽ để “gối đầu” phát triển dự án trong các năm tới. Bởi đối với các nhà đầu tư địa ốc, không có quỹ đất thì chẳng khác nào ra trận mà thiếu vũ khí.

Theo dự báo trong các năm sắp tới, tỷ lệ đô thị hóa sẽ lan rộng khắp các tỉnh, thành cả nước, đưa Việt Nam đuổi kịp tốc độ đô thị hóa của thế giới, cùng với đó là sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu với khoảng 50% dân số sinh sống ở đô thị vào năm 2020, vì vậy, dư địa lớn của thị trường BĐS vẫn chờ các doanh nghiêp phía trước.

Dù có nhiều “sự lựa chọn”, nhưng không phải thị trường mới nào cũng là miếng bánh ngọt hấp dẫn bởi cơ hội luôn đi cùng với thách thức, đòi hỏi các nhà đầu tư tiên phong phải có tiềm lực và tầm nhìn dài hạn. Trong bối cảnh này, những địa phương có tiềm năng dồi dào, sở hửu chỉ số cạnh tranh tốt sẽ là những yếu tố quan trọng để lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư.

Chiến lược “đóng chiếm” Tây Nam Bộ của các ông lớn

Nếu như ở phía Bắc, thị trường mới gọi tên các khu vực như Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Ninh… nhờ có vị trí thuận lợi, hạ tầng kết nối đồng bộ với trung tâm Hà Nội và sự bứt phá thần tốc của kinh tế  - xã hội thì tại phía Nam, đại diện nổi bật cho xu thế mới này đang hướng mạnh về Tây Nam Bộ, vùng đất sở hữu quỹ đất rộng lớn “thẳng cánh cò bay” và đi đầu về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Đánh giá về tiềm năng phát triển thị trường bất động sản khu vực Tây Nam Bộ, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho rằng đây là khu vực còn nhiều dư địa phát triển bất động sản. 

“Thị trường nhà ở cho thấy nhu cầu của người dân ngày một tăng. Trong khi TP.HCM đang rà soát, kiểm soát phát triển nhà ở cao tầng tại trung tâm thành phố, cũng là một yếu tố khiến nhà đầu tư dãn sang những địa bàn lân cận, đặc biệt là Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó, việc chú trọng tăng khai thác hạ tầng giao thông, tăng liên kết khu vực là nền tảng quan trọng cho bất động sản vùng phát triển”, ông Lực cho biết.

Đáng chú ý, theo kết quả đánh giá PCI, Tây Nam Bộ luôn là nơi có điểm số trung bình PCI cao nhất trong 6 vùng trong cả nước liên tục từ năm 2014 trở lại đây. Nổi bật có 3 tỉnh nằm trong top 5 PCI cả nước là Đồng Tháp, Long An và  Bến Tre.

Cầu Vàm Cống – công trình giao thông quan trọng tại Tây Nam Bộ
Cầu Vàm Cống – công trình giao thông quan trọng tại Tây Nam Bộ

Từ những thế mạnh và tiềm năng này, năm 2018, Tây Nam Bộ ghi nhận số doanh nghiệp mới thành lập ấn tượng với hơn 9.500 doanh nghiệp. Trong đó, bất động sản là lĩnh vực được quan tâm đặc biệt trong thời gian qua với sự góp mặt của rất nhiều ông lớn.

Đơn cử như tại Đồng Tháp, tỉnh có chỉ số PCI cao nhất Tây Nam Bộ là một trong những mảnh đất nhận đang đón nhận nhiều dự án đầu tư. 

Mới đây, Tập đoàn FLC chính thức khởi công dự án khu đô thị FLC La Vista Sadec tại Sa Đéc, với quy mô 15ha, định hướng trở thành một khu đô thị đầy đủ tiện ích, là không gian sống tiêu chuẩn cao đồng thời cũng là điểm đến mua sắm, giải trí lý tưởng của người dân cũng như du khách vùng Tây Nam Bộ.

Theo đại diện Tập đoàn FLC, FLC La Vista Sadec mới chỉ là phát súng khởi đầu cho những chiến lược dài hạn của Tập đoàn này hướng đến mục tiêu “tiến về miền Tây”. Sắp tới, nhiều dự án khác sẽ được FLC xúc tiến triển khai nhằm góp phần thay đổi diện mạo đô thị xứ sở sen hồng nói riêng và vùng Tây Nam Bộ nói chung.

Với tiềm năng lớn, dư địa phát triển còn dồi dào, Tây Nam Bộ được dự báo sẽ trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản trong thời gian tới, mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp được đề xuất làm trụ sở cho P.Yên Sở sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Ảnh internet

Một trung tâm thương mại tại Hà Nội sẽ được dùng làm trụ sở phường

(PLVN) - Hà Nội dự kiến sử dụng Trung tâm thương mại Trung Văn làm trụ sở của phường Đại Mỗ mới, nguyên nhân do trên địa bàn phường Trung Văn hiện chỉ có một trụ sở cơ quan hành chính có thể sử dụng, nhưng diện tích lại không đủ để bố trí đầy đủ các cơ quan của phường Đại Mỗ sau sáp nhập.

 Dự án Nhà ở xã hội tại ô đất NO1 - Khu đô thị mới Hạ Đình (Hà Nội) đang được triển khai

Đẩy nhanh tiến độ các dự án nhà ở xã hội, góp phần phát triển cân đối thị trường bất động sản

(PLVN) - Hiện nay nhà ở tại Hà Nội hầu hết đều tăng giá, người thu nhập thấp, người mới lập gia đình gặp nhiều khó khăn trong việc mua và thuê. Vì vậy, việc hoàn thiện và đưa vào sử dụng các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố không chỉ đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho người dân mà còn góp phần giúp thị trường bất động sản phát triển cân đối, hài hoà, bền vững.
Tôn vinh dấu ấn tinh hoa tại sự kiện private của Newtown Diamond

Tôn vinh dấu ấn tinh hoa tại sự kiện private của Newtown Diamond

(PLVN) - Ngày 26/4, tại khách sạn Sheraton Grand Danang đã diễn ra sự kiện giới hạn “The Sunset Serenade” dành riêng cho các khách hàng tinh hoa của tổ hợp căn hộ cao cấp Newtown Diamond. Sự kiện là dịp để giới thiệu tầm nhìn phát triển dài hạn của một biểu tượng mới cho chuẩn sống hiện đại giữa lòng thành phố Đà Nẵng.
Dự án Khu nhà ở xã hội tại xã Uy Nỗ, Đông Anh do Tổng Công ty 319 (Bộ Quốc phòng) làm chủ đầu tư.

Phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội: Nỗ lực giải toả nỗi lo người thu nhập thấp không có nhà Hà Nội

(PLVN) - Giá bất động sản và thuê nhà ở các đô thị lớn như Hà Nội liên tục tăng cao, khiến nhà ở xã hội được nhiều người trẻ, công nhân, người thu nhập thấp quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ quy trình, điều kiện để mua, thuê nhà ở xã hội, dẫn đến việc nhiều người nhẹ dạ tin theo “cò” tư vấn, đặt cọc rồi bị sập bẫy các chiêu lừa đảo.
Chất 'hàng hiệu' của bất động sản tại Đô thị đảo nghỉ dưỡng Vinhomes Royal Island

Chất 'hàng hiệu' của bất động sản tại Đô thị đảo nghỉ dưỡng Vinhomes Royal Island

(PLVN) - Với kế hoạch sáp nhập cùng Hải Dương, Hải Phòng đang đứng trước vận hội mới - trở thành đô thị đa trung tâm phát triển bậc nhất khu vực. Trong bức tranh quy hoạch, hạ tầng sôi động đưa thành phố Cảng cất cánh có sự xuất hiện của “ngôi sao” Vinhomes Royal Island - Đô thị đảo nghỉ dưỡng đẳng cấp nằm ở vị trí “trung tâm trong lòng trung tâm”.
Ảnh minh họa

Đề xuất đáng lưu ý về nhà ở xã hội

(PLVN) - Nhu cầu cấp thiết của người dân với loại hình nhà ở xã hội (NƠXH), nhất là với các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, người lao động trong các khu công nghiệp, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương… xưa nay vẫn luôn là một vấn đề “nóng” trong xã hội. Vì vậy, sau khi một báo cáo đề xuất của UBND TP Hà Nội được công bố mới đây, không chỉ người dân, mà chính quyền nhiều tỉnh, thành khác cũng rất quan tâm, trông đợi.
Dự án Hoàng Huy Green River đang gây ấn tượng mạnh mẽ, tạo nên cơn sốt bất động sản tại Thuỷ Nguyên.

Hoàng Huy Green River - Khu đô thị xanh tạo nên cơn sốt bất động sản Thuỷ Nguyên

(PLVN) - Thuỷ Nguyên đang dần khẳng định vị thế là trung tâm phát triển mới, đóng vai trò chiến lược trong quy hoạch mở rộng đô thị TP Cảng. Với lợi thế về hạ tầng giao thông cùng vị trí kết nối thuận tiện tới đến các tỉnh, thành phía Bắc, Thuỷ Nguyên không chỉ là nơi thu hút các dự án công nghiệp, dịch vụ mà còn là một điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư bất động sản. Trong đó, dự án Hoàng Huy Green River đang nổi lên như một biểu tượng sống xanh, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản Thủy Nguyên, đồng thời tạo nên cơn sốt nhà đất đáng chú ý.
Dự án nhà ở xã hội cho công nhân tại KCN Nam Cấm đang trong quá trình hoàn thiện để bán cho công nhân.

Xem xét thu hồi, lựa chọn nhà đầu tư khác triển khai các dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ

(PLVN) - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đề nghị Sở Xây dựng chủ trì rà soát các dự án xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn, theo chức năng nhiệm vụ để đôn đốc các nhà đầu tư triển khai thực hiện đúng tiến độ. Tham mưu UBND tỉnh xem xét thu hồi, thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư khác vào triển khai thực hiện đối với các dự án chậm tiến độ theo quy định.
Bình Định: Tập trung chuyển đổi các Khu, cụm công nghiệp sang mô hình sinh thái và thông minh

Bình Định: Tập trung chuyển đổi các Khu, cụm công nghiệp sang mô hình sinh thái và thông minh

(PLVN) -  UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn tại cuộc họp về tình hình hoạt động, triển khai thực hiện các Khu công nghiệp và một số Cụm công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Theo đó trong thời gian tới, tỉnh Bình Định sẽ đẩy mạnh việc chuyển đổi các khu, cụm công nghiệp sang mô hình sinh thái cũng như xem xét thu hồi đối với các khu, cụm công nghiệp không hoàn thành chỉ tiêu đầu tư, phát triển được giao trong vòng 02 năm liên tiếp.