Đà Nẵng phản hồi thông tin doanh nghiệp ven biển "kêu cứu" vì tiền thuê đất tăng quá cao

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  UBND TP Đà Nẵng vừa có phản hồi các kiến nghị của doanh nghiệp có dự án đầu tư ven biển về việc tiền thuê đất tăng gấp nhiều lần.
Giá thuê đất quá cao trong khi doanh thu sụt giảm khiến các doanh nghiệp du lịch ven biển Đà Nẵng như ngồi trên đống lửa.
Giá thuê đất quá cao trong khi doanh thu sụt giảm khiến các doanh nghiệp du lịch ven biển Đà Nẵng như ngồi trên đống lửa.

Trước đó, một số doanh nghiệp (DN) đã đồng loạt gửi văn bản đến Thành ủy, HĐND, UBND TP Đà Nẵng "kêu cứu" vì tiền thuê đất tăng quá cao, từ 300-400% so với chu kỳ trước. Các DN này hầu hết kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, đại diện khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng ở khu vực ven biển thuộc địa bàn 2 quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn.

Theo đại diện các DN, giai đoạn 2012 - 2026 có 3 chu kỳ thuê đất và giá thuê "cứ tăng dựng đứng". Chẳng hạn, một khu nghỉ dưỡng ở ven biển Ngũ Hành Sơn trong chu kỳ 2012 - 2016 thuê đất với giá 4,7 tỉ đồng, 2017 - 2021 tăng lên 35 tỉ đồng và giai đoạn 2022 - 2026 lên đến 121 tỉ đồng. Các DN cho rằng, nếu tình cảnh này kéo dài, có thể DN sẽ phải bỏ đất, bỏ tài sản để ra đi vì không thể gồng gánh nổi. Lúc đó, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người lao động sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp. Một số DN đề xuất, tiền thuê đất trong niên hạn có thể điều chỉnh tăng 10%-25% chứ không nên tăng 300%-400% như hiện nay và cho rằng Luật Đất đai (sửa đổi) cần tính đến yếu tố này để tạo thuận lợi cho DN...

Theo văn bản phản hồi của UBND TP Đà Nẵng, đối với kiến nghị các doanh nghiệp tiếp tục nộp tiền thuê đất như khung giá tính tiền thuê đất trước năm 2020 để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn và hoạt động ổn định, UBND TP Đà Nẵng cho biết, căn cứ quy định tại Nghị định 46/2014 của Chính phủ, khi hết thời gian ổn định 5 năm của chu kỳ đơn giá, Cục Thuế Đà Nẵng căn cứ vào giá đất tại Bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất và tỷ lệ % tính đơn giá thuê đất do UBND TP Đà Nẵng ban hành để xác định đơn giá thuê đất cho chu kỳ ổn định tiếp theo. Do đó, UBND TP Đà Nẵng không có cơ sở để xử lý theo nội dung kiến nghị của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, UBND TP Đà Nẵng đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cùng với Sở Tài chính rà soát lại giá đất trên địa bàn và xác định lại hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023 để làm cơ sở báo cáo, tham mưu UBND thành phố và HĐND TP Đà Nẵng.

Về việc các doanh nghiệp đề nghị HĐND và UBND TP Đà Nẵng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ không điều chỉnh tăng giá thuê đất trong giai đoạn ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 từ năm 2020 đến năm 2023. UBND TP Đà Nẵng cho biết, để tháo gỡ khó khăn cho các cá nhân, tổ chức trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch COVID-19, thành phố đã triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ của Trung ương và địa phương theo đúng quy định. Cụ thể, giảm 15% tiền thuê đất phải nộp năm 2020, giảm 30% tiền thuê đất phải nộp năm 2021 và năm 2022.

Về chính sách hỗ trợ tiền thuê đất của UBND TP Đà Nẵng, nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức, cá nhân thuê đất trên địa bàn, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành quy định mức tỷ lệ (%) tính đơn giá thuê đất trả tiền hàng năm, đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn. Theo đó, điều chỉnh tỷ lệ % tính đơn giá thuê đất từ 2% xuống còn 1 %, áp dụng từ ngày 8/4/2021.

Trong khi đó, đề xuất gia hạn thời gian nộp tiền thuê đất, ngoài những Nghị định mà Chính phủ đã ban hành, UBND TP Đà Nẵng đã có công văn ngày 18/11/2021 báo cáo Chính phủ, Bộ Tài chính về nội dung xin giãn thời gian lập bộ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chu kỳ 2022-2026 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, ngày 11/02/2022, Bộ Tài chính đã có công văn trả lời rằng: "Đề xuất của UBND TP Đà Nẵng về việc áp dụng thu mức thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2022 theo chu kỳ 2017-2021 và lùi thời hạn lập bộ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp một năm so với quy định là không có căn cứ pháp lý để giải quyết".

UBND TP Đà Nẵng cho biết thêm, thẩm quyền ban hành bảng giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất thuộc HĐND và UBND TP Đà Nẵng, do đó UBND TP Đà Nẵng không có cơ sở để báo cáo nội dung kiến nghị của doanh nghiệp đến Quốc hội và Chính phủ.

Ngoài ra, theo các doanh nghiệp, hiện nay doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận rất thấp chưa đủ trang trải chi phí hoạt động kinh doanh, không bao gồm tiền thuê đất. Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn tài khoản công ty không bị phong tỏa, nợ tiền thuê đất không bị cưỡng chế do ảnh hưởng của việc tăng giá đất từ 300-400%.

Với nội dung kiến nghị này, UBND TP Đà Nẵng cho biết, căn cứ theo quy định, trường hợp các công ty nợ tiền thuê đất quá hạn nộp trên 90 ngày thuộc trường hợp bị cưỡng chế. Căn cứ vào tình hình thực tế, Cơ quan thuế sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế phù hợp theo quy định tại điều 125 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng mong muốn thành phố xem xét lại giá thuê đất, bởi hiện nay giá đất thị trường đã giảm từ 30-50% so với giai đoạn trước dịch bệnh. Đồng thời kiến nghị thành phố áp dụng đơn giá thuê đất tùy theo từng hạng mục như kiến nghị của UBND TP Đà Nẵng với Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Liên quan đến nội dung kiến nghị này, UBND TP Đà Nẵng đã có công văn ngày 21/2/2023 báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và đề xuất phương án xử lý. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được văn bản trả lời, do đó khi nào có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Đà Nẵng sẽ triển khai thực hiện.

Tháng 2/2023, UBND TP Đà Nẵng đã gửi công văn đến Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất xác định đơn giá thuê đất dự án theo mục đích sử dụng đối với từng hạng mục. Theo đó, phần đất xây dựng công trình đề xuất tính bằng giá đất thương mại - dịch vụ; đất giao thông, bãi giữ xe tính tương đương 35% đất phi nông nghiệp; đất cây xanh, công viên, mặt nước, bãi cát bằng giá đất phi nông nghiệp.

Trả lời cử tri hồi tháng 4/2023, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng lý giải thuế đất phi nông nghiệp hiện bị ảnh hưởng bởi chu kỳ trước đây tính theo giá đất năm 2019. Đây được coi là thời điểm giá đất của Đà Nẵng cao nhất từ trước đến nay. Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng cũng đã kiến nghị với Quốc hội về vấn đề này.

Ảnh minh hoạ.

Tiếp sức cho người trẻ an cư

(PLVN) -  Sáng 13/6, thị trường bất động sản đón thêm tín hiệu tích cực, sau khi Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 294/TB-VPCP truyền đạt kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình thị trường bất động sản.
Xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại quận Tây Hồ (Ảnh: Tiền Phong)

Hà Nội quyết liệt xử lý việc ao hồ bị san lấp trái phép

(PLVN) - Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 8669 về việc kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh về tình trạng người dân, tổ chức lợi dụng thời điểm chuyển tiếp, thay đổi địa giới hành chính để lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng, tự ý xây dựng công trình trái phép, gây bức xúc dư luận xã hội, xảy ra tại một số địa phương.
Nghị quyết 201 - “chính sách” đột phá cho phát triển nhà ở xã hội

Nghị quyết 201 - “chính sách” đột phá cho phát triển nhà ở xã hội

(PLVN) -  Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh tại tọa đàm “Đột phá để phát triển nhà ở xã hội” diễn ra sáng 5/6. Theo Thứ trưởng Sinh, Nghị quyết 201/2025/QH15 mang tính đột phá, nhằm tháo gỡ các thủ tục còn vướng mắc, cản trở quá trình đầu tư phát triển nhà ở xã hội, cũng như giải quyết những khó khăn từ thực tiễn đặt ra.
Không để người dân trục lợi chính sách tại chung cư đầu tư bằng ngân sách tại Hải Phòng

Không để người dân trục lợi chính sách tại chung cư đầu tư bằng ngân sách tại Hải Phòng

(PLVN) - Trước nhiều kiến nghị của người dân liên quan đến giá thuê nhà tại các chung cư do TP Hải Phòng đầu tư bằng ngân sách, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Tùng đã có Thông báo kết luận chính thức, trong đó khẳng định việc tính giá thuê nhà đảm bảo đúng nguyên tắc pháp luật, minh bạch và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay.
Ông Michael Piro – Tổng Giám đốc Indochina Capital.

Nghị quyết 68-NQ/TW: Thúc đẩy tính minh bạch của thị trường bất động sản

(PLVN) - Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được đánh giá là một "cuộc cách mạng về tư duy và thể chế", là "bước ngoặt lịch sử" phát triển kinh tế tư nhân. Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản - với vai trò là một bộ phận quan trọng trong khu vực này - đang được kỳ vọng sẽ tạo ra luồng sinh khí mới, mở ra cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản Việt Nam. Ông Michael Piro - Tổng Giám đốc Indochina Capital đã chia sẻ với Báo PLVN về vấn đề này.
Ảnh minh họa

Bộ Xây dựng cảnh báo dừng dự án nếu địa phương chậm giải ngân, chậm giải phóng mặt bằng

(PLVN) - Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Xây dựng đến hết tháng 4/2025 chỉ đạt 15,88%, thấp hơn cùng kỳ năm trước. Trước thực trạng nhiều dự án ì ạch, thậm chí chưa giải ngân, Bộ trưởng Trần Hồng Minh ra công điện yêu cầu các địa phương phải dứt điểm các vướng mắc, đặc biệt là công tác mặt bằng. Nếu không cải thiện, các dự án sẽ bị xem xét dừng, giao lại địa phương theo quy định mới.
Chung cư HH1-HH2, HH3 – HH4 Đồng Quốc Bình

Hải Phòng: Xử lý nghiêm các vi phạm tại các chung cư thuộc tài sản công

(PLVN) - Hiện nay các chung cư thuộc tài sản công trên địa bàn TP Hải Phòng đang bị sử dụng sai mục đích, nhiều hộ dân không ký hợp đồng thuê nhà, tự ý mua bán, sang nhượng, không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Trước thực trạng này, TP Hải Phòng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, kiên quyết xử lý dứt điểm các vi phạm nhằm chấn chỉnh việc quản lý, bảo đảm hiệu quả sử dụng tài sản công.
Kỳ vọng nhiều cơ chế đột phá để phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng nhiều cơ chế đột phá để phát triển nhà ở xã hội

(PLVN) - Ngày 20/5, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh báo cáo việc xây dựng Nghị quyết nhằm đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Đề án 1 triệu căn NƠXH đến năm 2030.
Một dự án NƠXH tại TP HCM. (Ảnh: T.Giang)

TP HCM: Đề xuất gỡ vướng vấn đề xây nhà ở xã hội trong dự án thương mại

(PLVN) - UBND TP HCM vừa có văn bản kiến nghị Ban Thường vụ Đảng ủy UBND TP chấp thuận đề xuất của Sở Xây dựng, cho phép chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà ở thương mại (NƠTM) không phải bố trí quỹ đất 20% của dự án để xây nhà ở xã hội (NƠXH). Thay vào đó, các CĐT được đóng tiền tương đương tổng giá trị quỹ đất trên hoặc bố trí NƠXH tại các vị trí khác.
Ảnh minh hoạ.

Giải pháp căn cơ với đất ven sông

(PLVN) -  Hà Nội là TP của những dòng sông, nên số lượng đất ven sông, bãi bồi là rất lớn. Theo báo cáo của UBND Hà Nội công bố cuối 2024 cho thấy, chỉ riêng khu vực bãi sông, ngoài đê sông Hồng và sông Đuống đoạn qua Hà Nội đã rộng khoảng 23.551ha, liên quan gần 364 ngàn nhân khẩu, hơn 94 ngàn hộ gia đình.