Đánh thuế người có nhiều nhà có chống được đầu cơ?

(PLO) - Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP HCM (HoREA) vừa đề nghị Nhà nước nên sử dụng hiệu quả các công cụ về thuế, tín dụng để chống đầu cơ và điều tiết thị trường quyền sử dụng đất, thị trường BĐS một linh hoạt hơn.
Đánh thuế người có nhiều nhà, người bán nhà sẽ tạo điều kiện cho người có nhu cầu thực có thể mua được nhà ở? (Ảnh minh họa)
Đánh thuế người có nhiều nhà, người bán nhà sẽ tạo điều kiện cho người có nhu cầu thực có thể mua được nhà ở? (Ảnh minh họa)

Đánh thuế theo cách nào?

Để khuyến khích đầu tư, phát triển nhà ở xã hội, Nhà nước đã cho áp dụng thuế GTGT 5%, thuế thu nhập doanh nghiệp 10%.  Dẫn chứng từ chính sách này, HoREA cho rằng, cần phải sử dụng công cụ thuế linh hoạt để điều tiết thị trường BĐS một cách hiệu quả hơn. 

HoREA cho rằng, về mặt nguyên tắc, khi muốn khuyến khích thị trường BĐS tăng trưởng thì Nhà nước cần áp dụng thuế suất thấp đánh trên thu nhập do chuyển nhượng BĐS. Và ngược lại để điều tiết khi thị trường có dấu hiệu bong bóng thì lại phải áp dụng thuế suất cao, kể cả áp dụng thuế suất rất cao khi chuyển nhượng BĐS sau khi tạo lập trong năm đầu tiên. 

Cũng về thuế, theo HoREA, trước đây, thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng BĐS có 2 cách tính thuế: hoặc bằng 22% trên thu nhập chịu thuế, hoặc bằng 2% giá trị hợp đồng giao dịch nhưng theo Luật Thuế hiện nay thì chỉ có 1 cách tính là tính bằng 2% giá trị hợp đồng giao dịch. Do bó hẹp một cách tính thuế đã dẫn đến tình trạng có nhiều trường hợp cố tình khai thấp để tránh thuế.

Được biết, Bộ Tài chính đang dự thảo Luật Thuế tài sản, Luật Thuế đánh trên người có nhiều nhà để nhằm ngăn ngừa đầu cơ trên thị trường BĐS. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng: Đề xuất của Bộ Tài chính dự kiến đánh thuế người có nhiều nhà, người bán nhà nhằm mục đích kinh doanh trong thời gian ngắn sau khi mua (trong vòng 01 năm) kể từ ngày tạo lập để chống đầu cơ, giúp làm tăng nguồn cung, tạo lập sự công bằng xã hội, tạo điều kiện cho người có nhu cầu thực có thể mua được nhà ở là điều nên làm. 

“Tuy nhiên, hiện nay thị trường BĐS đang chững lại, Hiệp hội đề nghị nên có lộ trình đến khoảng năm 2020-2021 sẽ trình Quốc hội các đề xuất đánh thuế BĐS này thì sẽ phù hợp hơn” - Chủ tịch HoREA đề nghị.

Cần giám sát dòng tiền đầu tư

Về sử dụng nguồn tín dụng, theo tìm hiểu của Báo PLVN, quy định của Luật Kinh doanh BĐS, chủ đầu tư dự án phải có 15%, 20% vốn chủ sở hữu, còn lại đến 80%, 85% vốn đầu tư dự án của doanh nghiệp BĐS phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn huy động từ khách hàng và đặc biệt là nguồn vốn tín dụng ngân hàng để thực hiện dự án. 

Để khuyến khích thị trường tăng trưởng Nhà nước áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng, lãi suất thấp, điều kiện thẩm định cho vay dễ dàng; Khi thị trường có dấu hiệu bong bóng thì áp dụng chính sách hạn chế tín dụng, kể cả áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng, lãi suất cao, điều kiện thẩm định cho vay khắt khe, khống chế tăng trưởng tín dụng. 

Theo HoREA, trong những năm qua, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã sử dụng công cụ tín dụng nhiều lần, có lúc thành công, cũng có lúc chưa thành công, như trong năm 2006, năm 2007, đã thực hiện chính sách tín dụng nới lỏng, thậm chí nhiều ngân hàng thương mại đã cho vay dễ dãi, dưới chuẩn đã dẫn đến bong bóng BĐS 2007. 

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho hay: Năm 2009, Chính phủ cấp nguồn tín dụng kích cầu đầu tư tương đương 1 tỷ USD, nhưng các ngân hàng lại không có biện pháp hiệu quả để kiểm soát việc sử dụng dòng tiền đúng mục đích, nên đã góp phần dẫn đến thị trường BĐS quay trở lại tình trạng bong bóng năm 2010.

Theo ông Châu, chính sách tín dụng thắt chặt tháng 3/2008, tháng 2/2011, lãi suất cho vay lên đến 21-25%/năm đã ngay lập tức làm thị trường BĐS bị đóng băng kéo dài mà hậu quả đến nay vẫn chưa khắc phục hết được.  Năm 2013, Chính phủ triển khai gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng mà 2/3 dùng để kích cầu trực tiếp đến người tiêu dùng, đã góp phần giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu trên thị trường BĐS, hỗ trợ người thu nhập thấp tiếp cận nhà ở và đã góp phần hỗ trợ thị trường BĐS phục hồi, tăng trưởng trở lại kể từ cuối năm 2013 cho đến nay.  “Năm 2017, Chính phủ và NHNN đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 21% và đang nghiên cứu chính sách tín dụng nhà ở... Chính sách tín dụng đã và đang trở thành công cụ hiệu quả để điều chỉnh thị trường BĐS”- Chủ tịch Châu nhấn mạnh.

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ cùng nhiều bộ, ngành, HoREA đề nghị NHNN cần chỉ đạo các ngân hàng thương mại xây dựng “Quy chế hoạt động nội bộ ngân hàng” theo hướng khuyến khích chủ đầu tư dự án, nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn, nhà cung cấp vật tư, thiết bị, khách hàng đều mở tài khoản giao dịch tại cùng ngân hàng, để tạo điều kiện cho ngân hàng giám sát dòng tiền được sử dụng đúng mục đích, giúp cho chủ đầu tư và các bên liên quan sử dụng vốn tín dụng hiệu quả, tiết kiệm, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng. 

Toàn cảnh Hội thảo.

Phát triển Nhà ở xã hội cho thuê: Cần cơ quan chuyên trách quản lý

(PLVN) - Mặc dù nhu cầu về nhà ở xã hội cho thuê đang gia tăng, nhưng tiến độ phát triển vẫn còn chậm và thiếu nguồn cung. Các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy mô hình này, cần thiết phải thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý NOXH, giúp giải quyết các vướng mắc về thủ tục, vốn và đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp.
Tại cuộc đối thoại, có 35 ý kiến, kiến nghị liên quan nông nghiệp, nông thôn được đưa ra. (Ảnh: Minh Anh)

Hà Nội: Sẽ có phương án khai thác hiệu quả vùng đất bãi 29.000ha

(PLVN) - UBND TP Hà Nội vừa tổ chức cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP với nông dân Thủ đô năm 2024 với chủ đề "Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững". Liên quan đến các câu hỏi của nông dân với từng lĩnh vực, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở Công Thương… đã giải đáp cụ thể.
Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 21/11. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cân nhắc quy mô dự án nhà ở thương mại được phép thí điểm

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tiêu chí lựa chọn dự án nhà ở thương mại thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, nhưng việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án…) là quá rộng.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.