Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng các dự án tại Đồng Nai

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về công tác giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng các dự án tại Đồng Nai

Theo văn bản số 6726/VPCP-CN do Phó Chủ nhiệm Nguyễn Sỹ Hiệp ký ngày 31/8 cho biết hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang triển khai một số dự án đường giao thông trọng điểm quốc gia như: dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, dự án đường Vành đai 3 - TP.HCM, tuyến đường kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Tuy nhiên, tiến độ bàn giao mặt bằng chậm hơn so với yêu cầu, không đáp ứng được tiến độ thi công, đặc biệt là dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu chỉ đạt khoảng 6% khối lượng.

Phối cảnh một nút giao của cao tốc Biên Hoà- Vũng Tàu

Phối cảnh một nút giao của cao tốc Biên Hoà- Vũng Tàu

Vì vậy, để giải quyết tình trạng trên Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai khẩn trương chỉ đạo các sở, ngành liên quan tập trung lực lượng, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư để tổ chức triển khai thi công theo đúng tiến độ.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện bàn giao mặt bằng các dự án nêu trên.

Trước đó, Bộ GTVT cũng đã có văn bản thông báo về tình hình thực hiện dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sau cuộc họp với lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Công văn của Phó Thủ tướng Chính phủ

Công văn của Phó Thủ tướng Chính phủ

Đánh giá của Bộ GTVT cho biết, hiện nay tiến độ triển khai của tuyến cao tốc này đang rất chậm và có nguy cơ không đạt được kế hoạch hoàn thành cuối năm 2025 và khai thác năm 2026 theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ.

Cụ thể, với dự án thành phần 2 đoạn qua đị bàn tỉnh Đồng Nai hiện chỉ mới bàn giao khoảng 6% mặt bằng. Trong khi đó, dự án thành phần 1 thậm chí chưa kiểm kê, khảo sát giá đất và chưa phê duyệt phương án bồi thường.

Đối với đoạn qua địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện đã bàn giao khoảng 78% mặt bằng để các nhà thầu thi công.

Theo Bộ GTVT, có nhiều nguyên nhân khiến việc giải phóng mặt bằng dự án gặp khó khăn. Trong đó, có việc thu hồi đất của Công ty TNHH MTV Tổng công ty Cao su Đồng Nai nằm trong phạm vi dự án và dự án khu tái định cư Long Đức chưa thống nhất về các khoản hỗ trợ để chặt hạ cây và bàn giao mặt bằng cho dự án.

Ngoài ra, tiến độ xây dựng các khu tái định cư ở TP. Biên Hòa và Long Thành cũng không đảm bảo để bố trí tái định cư cho các hộ dân. Do đó, không thể thực hiện việc thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường cho các hộ bị thu hồi đất ở trong năm 2023.

Khu nhà ở xã hội Evergreen (thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).

Phát triển một triệu căn nhà ở xã hội: Người lao động “chạm tay vào giấc mơ” có nhà ở

(PLVN) -  Chính sách cho vay nhà ở xã hội (NƠXH) không chỉ đơn thuần là một gói tài chính ưu đãi, mà còn là thông điệp sâu sắc về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ngành và chính quyền địa phương đối với đời sống người dân.Với nguồn vốn ưu đãi, nhiều người lao động đủ điều kiện đã chạm tay tới giấc mơ có một mái ấm cho riêng mình.
Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

(PLVN) - Ông Vương Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Bồi thường GPMB huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) chia sẻ, phương châm triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB) của huyện là luôn chú trọng bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân theo quy định của pháp luật; đồng thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước...
Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.