Để đô thị du lịch biển phát huy đúng tiềm năng

(PLVN) - Đô thị du lịch biển ngày càng trở thành một xu hướng và động lực mới, với nhiều tiềm năng ở Việt Nam. Tuy nhiên, để thực hiện hóa loại hình đô thị đặc thù này với quy hoạch đồng bộ, dịch vụ đặc trưng, còn rất nhiều việc phải làm…
Quy hoạch chỉnh trang bãi tắm Bãi Cháy đem lại diện mạo hấp dẫn cho Hạ Long
Quy hoạch chỉnh trang bãi tắm Bãi Cháy đem lại diện mạo hấp dẫn cho Hạ Long

Những tín hiệu tích cực

Nhờ những ưu thế về tiềm năng du lịch và đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch tốt mà trong thời gian qua đô thị du lịch biển cũng đã phát triển mạnh trên các địa phương. Những cái tên như Hạ Long, Cát Bà, Cần Giờ, Phú Quốc,... là điểm đến hấp dẫn ngày càng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Minh chứng cho điều này có thể thấy qua con số thống kê đầy ấn tượng.

Nếu như năm 2017, Quảng Ninh thu hút trên 9 triệu lượt khách du lịch (trong đó có khoảng 4,27 triệu khách quốc tế) thì đến năm 2018, con số này đã tăng lên 12 triệu lượt (5,2 triệu lượt khách quốc tế), tăng 24% so với năm ngoái. Lượng khách du lịch 1 năm gấp 10 lần dân số của tỉnh.

Việc quy hoạch cảnh quan ven biển, nâng cấp hạ tầng giao thông, dịch vụ giải trí những năm qua đã tạo nên một hệ sinh thái dịch vụ hấp dẫn cho thành phố di sản này.

Các dự án được đưa vào khai thác thời gian qua như: cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, quần thể khách sạn, nghỉ dưỡng… cùng hàng loạt khu nghỉ dưỡng, sân golf, cơ sở dịch vụ ven biển làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo đô thị, diện mạo ngành Du lịch và đời sống người dân Quảng Ninh.

Từ đó, tạo đà thúc đẩy, đưa Quảng Ninh trở thành một điểm đến có chất lượng và đẳng cấp quốc tế, là điểm đến không thể thiếu trong bản đồ du lịch khu vực và thế giới.

Tương tự Quảng Ninh, Phú Quốc (Kiên Giang) cũng cho thấy tiềm năng và hiệu quả của việc hình thành đô thị du lịch biển. Chỉ sau vài năm, từ một Đảo Ngọc hoang sơ, vắng khách, du lịch Phú Quốc đã “bứt tốc” với hàng loạt dự án nghỉ dưỡng 5 sao và khu phố mua sắm, giải trí đẳng cấp quốc tế.

Theo Tổng cục Du lịch, năm 2018, lượng khách du lịch đến với Phú Quốc tăng 35,8% so với năm 2017, trong đó, khách quốc tế tăng 68,4%. 6 tháng đầu năm nay, đã có 2,2 triệu lượt khách đến với Đảo Ngọc, tăng 35,9% so với cùng kỳ 2018; riêng khách quốc tế là 392.000 lượt.

Dự kiến Quy hoạch tổng thể tới năm 2030, Phú Quốc sẽ có 3 khu đô thị lớn, 15 khu du lịch sinh thái, 2 khu du lịch phức hợp và 5 sân golf. Điều này góp phần giải toả tình trạng thiếu hụt phòng khách sạn 5 sao tại Phú Quốc, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng chất lượng cao của du khách cũng như quảng bá hình ảnh du lịch địa phương ra toàn cầu.

Có thể thấy rằng với đường bờ biển dài trên 3.260 km, 28/64 tỉnh thành giáp biển cùng với khoảng 3.000 hòn đảo phân bố cả ven bờ và ngoài khơi xa đã tạo cho Việt Nam nhiều lợi thế để phát triển đô thị du lịch biển.

Trong đó nhiều tỉnh, thành đã tận dụng và phát huy rất tốt, dần dần tạo dựng đặc trưng, một “thiên đường du lịch nghỉ dưỡng” với đầy đủ tiện ích. Đó là những tín hiệu tích cực bước đầu, nhưng để nâng tầm các đô thị du lịch biển, còn rất nhiều việc phải làm.

Mài ngọc thêm sáng

Thực tế cho thấy mặc dù những năm qua đô thị du lịch biển mang về lượng khách, doanh thu và cơ sở hạ tầng; song quy mô còn nhỏ bé so với tiềm năng vốn có và vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế.

Đó là sự phát triển ồ ạt của các dự án bất động sản ven biển, những hạn chế về quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý dẫn đến nguy cơ mất cân bằng sinh thái tự nhiên, ô nhiễm môi trường. Cùng với đó là sự mất cân bằng ngày càng lớn giữa nhu cầu của nhà đầu tư du lịch với nhu cầu sống của các dân cư đô thị biển… Chẳng hạn như ở Phú Quốc, nếu không sớm có phương án xử lý, khắc phục thì e rằng cái giá phải trả cho quy hoạch đô thị biển là rất đắt.

Đánh giá về xu thế phát triển đô thị du lịch biển, giới quy hoạch nhận định phát triển theo hướng sinh thái là hướng đi bền vững nhất, được chú trọng dựa trên sự hài hòa với tự nhiên, dựa vào tự nhiên, giữ vững cân bằng sinh thái đô thị.

Chia sẻ trên báo chí, KTS Nguyễn Tấn Vạn bày tỏ quan điểm: “Kiến trúc du lịch biển cần hướng tới kiến trúc xanh, bảo vệ tài nguyên sinh thái và giữ gìn bản sắc văn hóa. Một khi chúng ta chưa đủ tiềm lực và tri thức thì hãy cùng nhau giữ gìn, nâng niu, bảo vệ nguồn tài sản quý giá đó, không vội vàng tiến ra biển”.

Theo dự báo, trong vòng vài năm tới, đô thị du lịch biển ở Việt Nam sẽ rất phát triển, là “đòn bẩy” thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, để tiềm năng đô thị du lịch biển trở thành hiện thực, cần đẩy mạnh sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Cùng với đó, cần sự liên kết chặt chẽ hơn từ các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học để góp phần xây dựng chính sách, giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn, phát triển hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đồng bộ, tiện nghi đạt tiêu chuẩn, điều hòa và phát triển cân bằng lợi ích của hai thành phần dân cư khác nhau trong cùng một không gian đô thị. 

Ảnh minh hoạ.

Điểm tựa để tháo gỡ vướng mắc

(PLVN) -   Cuộc làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan các dự án theo Quyết định 1568/QĐ-TTg của Thủ tướng với TP HCM vừa diễn ra; cho chúng ta thấy một số kinh nghiệm quý báu trong tháo gỡ vướng mắc.
Toàn cảnh khu TĐC thôn Măng Rao nhìn từ trên cao. (Ảnh trong bài: PV)

Khu tái định cư 64 căn nhà, chỉ 1 căn có người ở

(PLVN) -  Được xây dựng cho người dân thôn Đăk Đoát, xã Đăk Pek, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum bị ảnh hưởng sau cơn bão số 9 năm 2009; nhưng khu tái định cư (TĐC) thôn Măng Rao đầu tư gần 17 tỷ đồng đến nay vẫn hiu quạnh. Cả khu TĐC có 64 ngôi nhà mới duy nhất một hộ dân tới sống.
Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

(PLVN) - Thị trấn (TT) Vũng Liêm là nơi tập trung các cơ quan hành chính, địa bàn phát triển mạnh về thương mại, dịch vụ của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Giai đoạn 2020-2025, TT Vũng Liêm được tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống người dân với kinh phí đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, quyết tâm về đích lộ trình phát triển thị trấn lên đô thị loại IV.
Ảnh minh hoạ.

10 điểm nhấn quan trọng của ngành xây dựng năm 2024

Năm 2024 được xem là cột mốc quan trọng với ngành Xây dựng, với chính sách hỗ trợ cải cách thủ tục và nỗ lực chuyển đổi số. Dù đối mặt với không ít thách thức, toàn ngành vẫn duy trì tốc độ phát triển ấn tượng, mang lại nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Dưới đây là 10 điểm nhấn nổi bật nhất trong năm của lĩnh vực Xây dựng.
Khám phá khu đô thị sân bay mô hình TOD tại Cần Thơ

Khám phá khu đô thị sân bay mô hình TOD tại Cần Thơ

(PLVN) -  Khu đô thị sân bay KITA Airport City được KITA Group phát triển theo mô hình TOD (Transit Oriented Development) lấy Sân bay Quốc tế Cần Thơ và hệ thống giao thông kết nối liên vùng làm trung tâm phát triển, hứa hẹn tạo nên một cộng đồng dân cư hiện đại, sôi động trong tương lai .
 Đoàn giám sát khảo sát tại địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình. (Ảnh: Thùy Chi)

Cần sớm quy hoạch 1/500 các khu dân cư khu vực bãi sông địa bàn Tp Hà Nội

(PLVN) - Tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội diễn ra mới đây, các đại biểu chất vấn lãnh đạo một số sở, ngành và địa phương của TP về một số vi phạm kéo dài liên quan đến công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP Hà Nội.
Cen Land sẵn sàng bứt tốc trong kỷ nguyên vươn mình của thị trường bất động sản

Cen Land sẵn sàng bứt tốc trong kỷ nguyên vươn mình của thị trường bất động sản

(PLVN) - Nhận định thị trường bất động sản (BĐS) đang tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land, mã CRE, thuộc Cen Group) đã có những bước tạo đà mạnh mẽ, xây dựng bệ phóng vững chắc cho giai đoạn tiếp theo để nắm chắc cơ hội và giữ vững ngôi vị số 1 trong lĩnh vực dịch vụ BĐS.