Địa Tạng Phi Lai Tự: Ngôi chùa hàng ngàn năm tuổi, đẹp tựa chốn tiên cảnh tại Hà Nam

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Địa Tạng Phi Lai Tự trước từng được gọi là chùa Đùng, nằm trên ngọn đồi nhỏ bao quanh là đồi núi xanh thẳm nhấp nhô như sóng lượn, bên dưới chân là cánh đồng rộng lớn, nằm cách biệt hoàn toàn với khu dân cư. Thời gian gần đây, ngôi chùa này trở nên nổi tiếng, thu hút hàng ngàn du khách ghé thăm.
Địa Tạng Phi Lai Tự từng được gọi là Chùa Đùng, tại xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam.
Địa Tạng Phi Lai Tự từng được gọi là Chùa Đùng, tại xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam.

Chùa Địa Tạng Phi Lai tọa lạc tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam, cách Hà Nội khoảng 70 km. Chùa nằm muôn vàn bóng thông reo, cối mọc hoang um tùm, tựa lưng vào núi, hai bên có thế tả thanh long, hữu bạch hổ, với nhiều cổ vật thiêng liêng, mang tính lịch sử. Theo lời kể của những người lớn tuổi trong thôn, chùa Đùng được xây dựng vào Thế kỷ 11 với quy mô hơn 100 gian. Đã có khoảng thời gian vua Trần Nghệ Tông chọn chùa Đùng làm nơi ở ẩn. Vua Tự Đức cũng chọn nơi này đến cầu tự.

Ngôi chùa trước có tên là chùa Đùng. Thôn Ninh Trung ngày xưa cũng được lấy tên theo ngôi chùa này, từng gọi là thôn Đùng. Về kết cấu, nơi đây cũng giống như những ngôi chùa khác tại Việt Nam, bao gồm Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, đức Thánh hiền; nhà ở, giảng đường, nhà khách, nơi ở của phật tử. Theo lời kể của dân làng, một thời gian dài nơi đây chỉ là nơi thờ cúng, nhưng theo thời gian kiến trúc bị hao mòn, cây cối bủa vây nên nơi đây dần bị bỏ quên.

Tháng 12/2015, Đại đức Thích Minh Quang về tiếp nhận, tu tạo, xây dựng và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai. Theo lời kể của Đại đức Thích Minh Quang, Phi Lai có thể hiểu là sẽ quay trở lại, cũng có thể sẽ không bao giờ quay trở lại nữa, Địa Tạng Phi Lai có nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn đến nơi này, cũng có thể Đức Địa Tạng không bao giờ đến nơi này. Mà nơi nào Đức Địa Tạng không về thì nơi đó thành Phật rồi.

Ngay trước khu Tổ đường, 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Ngay trước khu Tổ đường, 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người.

Đường đến ngôi chùa này khá rộng rãi, rất đẹp và dễ đi. Để đến được đây, du khách chỉ mất khoảng hơn 1 tiếng lái xe là đến tận cửa chùa. Có thể chọn đi ô tô hoặc xe máy. Vị trí chùa ở trên một ngọn đồi, không gian rộng và bằng phẳng nên có hẳn một bãi xe lớn. Vì thế du khách có thể an tâm lái ô tô để đến đây. Từ bãi đỗ xe, đi bộ thêm một đoạn ngắn là bạn đã đến ngay ngôi chùa có kiến trúc đẹp, không gian bình lặng bậc nhất Hà Nam.

Du khách lần đầu đến thăm chùa sẽ không khỏi bất ngờ vì phần sân dẫn vào chùa đều được trải sỏi màu trắng, thay vì lát gạch đỏ như những ngôi chùa khác. Cách bài trí của ngôi chùa cũng rất khác biệt, đó là điểm riêng của Địa Tạng Phi Lai Tự.

Ngay trước khu Tổ đường, 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Sỏi trắng mang ý nghĩa của sự thiền định. Dạo trong khuôn viên chùa, nhìn những viên sỏi trắng tinh khiến cho lòng người trở nên thanh thoát. Giống như bố cục của các ngôi chùa truyền thống, trong chùa, lớn nhất là tòa Tam Bảo, Tượng Đức Địa Tạng hiền từ nhưng toát lên vẻ uy nghiêm, đặt trong tổng thể kiến trúc hài hòa lấy màu nâu, vàng, trắng làm chủ đạo.

Bên phải tòa Tam bảo là nhà thờ Tổ, nơi tôn nghiêm thờ 42 đời tổ sư từng trụ trì tại chùa. Ngoài ra còn có tòa điện nhỏ thờ Phật Bà Quan Thế Âm, Đức Ông và Đức Thánh Hiền, khu nhà ở (dành cho Tăng ni – Phật tử ở trong chùa), khu giảng đường (nơi các Tăng ni - Phật tử nghe sư trụ trì giảng đạo hàng ngày và diễn ra các khóa tu tại đây), khu nhà khách (dành cho những du khách thập phương và những người tham gia các khóa tu, các trải nghiệm tại chùa).

Ngôi chùa có lối kiến trúc độc đáo, không khí xung quanh trong lành, mát mẻ.

Ngôi chùa có lối kiến trúc độc đáo, không khí xung quanh trong lành, mát mẻ.

Không chỉ là chốn thờ tự linh thiêng, chùa còn là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng, nơi trải nghiệm cuộc sống, hướng con người đến với những giá trị cơ bản nhất của đạo Phật, mang lại sự thanh tịnh và thoải mái trong tâm hồn.

Ở khuôn viên của chùa, bạn sẽ tìm thấy các khu vườn trái cây, thảo dược, rau rừng,…tất cả đều được chăm sóc bởi các sư và người dân.

Dưới chân núi, chùa có xây dựng một nhà trồng nấm khoảng 20m2 để cung cấp lương thực sạch cho các bữa lẩu chay hoặc để làm ruốc chay. Còn với những ai thích đọc sách, nhất là những quyển sách nuôi dưỡng tâm hồn thì đây đúng là thiên đường với số lượng sách đáng nể phủ kín các bức tường. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ngồi trong không gian yên tĩnh của chùa để thưởng thức trà hay ngắm nhìn những chậu phong lan sau nhà thờ Tổ.

Với lối kiến trúc cổ độc đáo, không khí trong lành, mát mẻ, mùi hương lúa chín thoang thoảng, tiếng chim hót, tiếng suối chảy, không gian yên bình lại thanh tịnh, giúp con người ta trút bỏ mệt nhọc, lo âu hằng ngày. Đặt chân đến nơi đây, dường như mọi muộn phiền âu lo đều tan biến, thay vào đó là cảm giác tiêu dao tự tại như đang lạc bước vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Cây ngũ gia bì

Ý nghĩa phong thuỷ của cây ngũ gia bì

(PLVN) - Cây ngũ gia bì, một loại cây cảnh phổ biến được sử dụng để trang trí không gian sống, không chỉ làm đẹp môi trường mà còn mang theo mình ý nghĩa phong thủy tích cực.
Cây nguyệt quế

Ý nghĩa phong thủy của cây nguyệt quế

(PLVN) - Cây nguyệt quế, với vẻ đẹp giản dị và mùi hương dễ chịu, không chỉ là lựa chọn tuyệt vời để trang trí cho không gian sống của chúng ta mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong phong thủy.
Cây dây leo mang lại nhiều lợi ích phong thuỷ

Lợi ích phong thuỷ của cây dây leo trong nhà

(PLVN) - Trong xu hướng ngày càng phổ biến của việc trang trí không gian sống bằng cây xanh, cây dây leo đã trở thành một lựa chọn phổ biến không chỉ vì vẻ đẹp thẩm mỹ mà nó mang lại mà còn vì những lợi ích phong thủy và tâm linh mà nó đem đến.
Cây hoa giấy

Ý nghĩa phong thuỷ của cây hoa giấy

(PLVN) - Theo phong thuỷ, cây hoa giấy là cây dạng leo và có nhiều cành, tạo nên một dáng vẻ xum xuê, biểu tượng cho sự đủ đầy, bảo vệ, và hạnh phúc vẹn tròn.
Trong phong thủy, gương được cho là có thể nhân lên nguồn năng lượng trong nhà

Đặt gương trong nhà sao cho đúng?

(PLVN) -  Trong phong thủy, gương được cho là có thể nhân lên nguồn năng lượng trong nhà với những ảnh hưởng có thể tốt hoặc xấu. Vì vậy, khi đặt gương trong nhà cần phải chọn vị trí thích hợp và xác định những vị trí không nên đặt.
Giường ngủ là nơi để nghỉ ngơi, thư giãn sau ngày dài mệt mỏi. Ảnh minh họa

Kê giường ngủ sao cho hợp phong thuỷ?

(PLVN) - Theo phong thuỷ, khi kê giường ngủ có một số quy tắc cơ bản mà bạn có thể xem xét để tạo một không gian ngủ hợp phong thủy, thuận lợi cho sức khỏe và tình cảm trong hôn nhân.

Phong thuỷ là một yếu tố được nhiều người quan tâm khi kê sofa. Ảnh minh họa

Đặt sofa trong phòng khách sao cho hợp phong thuỷ?

(PLVN) - Khi kê sofa trong phòng khách, gia chủ cần quan tâm đến sự hài hoà, thẩm mỹ, cân đối, phù hợp với không gian kiến trúc,… Ngoài ra, việc kê thế nào cho hợp phong thuỷ cũng là một yếu tố được rất nhiều người quan tâm.
Cây đu đủ (Hình minh hoạ)

Trồng cây đu đủ trong nhà sao cho hợp phong thuỷ?

(PLVN) - Cây đu đủ không chỉ cung cấp trái chín có nhiều giá trị dinh dưỡng, thơm ngon, mà còn có nhiều tác dụng khác nhau như điều trị hôi chân, làm đẹp,... Ngoài ra, cây đu đủ còn giúp làm đẹp cho không gian sân vườn , nâng cao thẩm mỹ ngôi nhà.
Treo rèm cửa sao cho đúng?

Treo rèm cửa sao cho đúng?

(PLVN) - Treo rèm cửa không chỉ là tạo thẩm mỹ cho căn nhà mà còn ảnh hưởng đến không gian sống và cảm xúc của gia chủ.