Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội: Vì sao xuất hiện nhiều nhà “siêu mỏng, siêu dẹt” trên địa bàn?

(PLO) - Mặc dù UBND TP Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu UBND quận, huyện trên thực hiện nghiêm việc quản lý trật tự xây dựng, lãnh đạo UBND các địa phương sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố về tình trạng tồn tại hoặc phát sinh thêm các trường hợp nhà “siêu mỏng”, “siêu méo” trên các tuyến đường thuộc địa bàn quản lý. Tuy nhiên, trên địa bàn phường Dịch Vọng, Cầu Giấy vẫn tồn tại một số nhà siêu mỏng, siêu méo, thậm chí có trường hợp còn xây ngang nhiên xây dựng khi không được cấp phép.
Các công trình nhà siêu mỏng, siêu dẹt trên đường Trần Đăng Ninh kéo dài
Các công trình nhà siêu mỏng, siêu dẹt trên đường Trần Đăng Ninh kéo dài

“Đặc sản” đường nghìn tỉ, nhà siêu méo của Thủ đô

Trong thời gian gần đây, quận Cầu Giấy được đầu tư hạ tầng giao thông tương đối đồng bộ, với nhiều tuyến phố, đường được mở rộng hoặc xây mới góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của Thủ đô. Tuy nhiên, xuất hiện cùng các tuyến phố mới lại có các ngôi nhà có hình thù “kì dị” ảnh hưởng trầm trọng tới mỹ quan đô thị.

Thực tế cho thấy, dạng công trình nhà “siêu mỏng, siêu méo” cũ - mới vẫn vô cùng nhức nhối. Trong những năm 2010-2014, tình trạng các công trình siêu mỏng, siêu méo mọc lên trên nhiều tuyến đường, tuyến phố mới khiến cho chính quyền TP Hà Nội tốn bao công sức dẹp bỏ. Tuy nhiên, đến nay những công trình ở các tuyến phố trên chưa được xử lý dứt điểm, thì địa bàn Hà Nội lại xuất thêm nhiều khu vực có nhà siêu mỏng, siêu méo. 

Những năm gần đây, khi các dự án đường như: đường Vành đai II, đường Nguyễn Văn Huyên, đường Trần Đăng Ninh kéo dài thuộc quận Cầu Giấy… được đưa vào sử dụng thì hàng chục ngôi nhà có hình thù kì dị, những ngôi  nhà siêu mỏng, siêu méo, siêu dẹt lại tiếp tục xuất hiện liên tiếp. Nhiều ngôi nhà sau khi bị giải phóng mặt bằng để làm đường chỉ còn lại hơn 1 m bề sâu, thậm chí có ngôi nhà chỉ còn lại 10 - 20cm, thế nhưng chủ nhà vẫn tận dụng làm nơi sinh hoạt, thậm chí là kinh doanh... 

Đi dọc trên đường Nguyễn Văn Huyên mới, không khó để bắt gặp trên con đường này những căn nhà có diện tích vỏn vẹn 5 - 10m2, có nhà cong vênh, thiết kế uốn éo theo thế đất, có nhà lại dài “dằng dặc” với diện tích hơn 30m2, nhưng chiều sâu thửa đất chưa tới 2m.Thậm chí còn xuất hiện cả những ngôi nhà tạm chỉ rộng 1,7 - 3m2. 

Còn tại đường Trần Đăng Ninh kéo dài thuộc địa bàn phường Dịch Vọng, có ngôi nhà hình dáng “kì lạ” giống như một miếng được cắt ra của chiếc bánh sinh nhật. Ngôi nhà này có mặt tiền bám theo trục đường mới mở, hình dáng “đầu voi đuôi chuột” với một đầu rộng khoảng 10cm mỏng như một bức tường, đầu còn lại rộng  khoảng từ 1,5m đến 2m. Cũng trên con đường này, có một vài căn nhà vẫn vuông vắn như chiếc bao diêm, nhưng chiều sâu ngôi nhà có độ dài chưa bằng độ dài của một chiếc xe máy.

Nhà siêu méo
Nhà siêu méo

Theo quan sát của phóng viên vào ngày 13/3/2018, trên tuyến đường Trương Công Giai kéo dài thuộc địa bàn phường Cầu Giấy, trên tuyến phố này vẫn có công trình nhà “siêu mỏng, siêu méo” ngang nhiên xây dựng. Nhóm công nhân khoảng 4 người vẫn miệt mài xây, trát đứng trên giàn giáo được dựng trên vỉa hè. Ngay sát đó là vật liệu công trình cũng được tập kết ngay trên vỉa hè của tuyến phố. Công trình trên đã được chủ đầu tư xây dựng trong nhiều ngày liên tiếp mà không có sự can thiệp, xử lý của chính quyền.

Ngán ngẩm nhìn những căn nhà siêu vẹo với hình thù kì dị trên tuyến phố mới , một người dân trên địa bàn chia sẻ: “Trước đây đường chật hẹp đi lại khó khăn, từ khi làm đường mới đi lại thuận tiện thoải mái hơn đời sống người dân Thủ đô được nâng lên, thế nhưng sau khi giải tỏa mặt bằng lại xuất hiện những ngôi nhà méo, mỏng, kỳ dị và gây mất mỹ quan đô thị. Các chủ nhà xây nhà mỏng, nhà méo tận dụng đất mặt đường để kinh doanh. Cả một đoạn đường đẹp mà nhà cửa xiêu vẹo, lồi lõm.  Có chỗ giải tỏa chưa xong, vỉa hè thi công chưa xong nên vật liệu chất đầy, thậm chí là nơi tập kết rác thải nhìn rất mất mỹ quan.” 

Chính quyền địa phương buông lỏng quản lý ?

Để tìm hiểu lý do tồn tại và xuất hiện của những ngôi nhà siêu mỏng siêu méo trên địa bàn phường Dịch Vọng. Ngày 13/3/2018, phóng viên có đến liên hệ để được làm việc với lãnh đạo UBND phường Dịch Vọng. Tuy nhiên, do UBND phường có cuộc họp nên cán bộ văn phòng của UBND phường chỉ tiếp nhận và sẽ báo cáo lãnh đạo UBND sau. Cùng ngày, phóng viên có trao đổi, phản ánh sự việc qua điện thoại với ông Nguyễn Việt Trung – Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng. Ông Trung cho biết: “Sự việc đã lâu (việc nhà siêu mỏng, siêu méo –PV) anh em cán bộ địa chính đã cất hồ sơ, để anh tìm rồi trả lời các em sau”. Chủ tịch phường cũng khẳng định, trên địa bàn phường không phát sinh trường hợp xây dựng nhà “siêu mỏng, siêu méo” mới.

Gần 10 ngày sau,  phóng viên vẫn không thấy hồi âm từ phía UBND phường Dịch Vọng. Đến ngày 22/3/2018, khi phóng viên liên lạc với lãnh đạo phường để xin được cung cấp thông tin về sự việc, ông Trung mới chỉ đạo một cán bộ chuyên trách để cung cấp thông tin. Tại buổi làm việc, cán bộ phụ trách trật tự xây dựng UBND phường Dịch Vọng cho biết: “Hiện trên địa bàn phường còn tồn tại một số nhà siêu mỏng, siêu méo đúng theo như phản ánh của phóng viên. Với trường hợp xây mới tại đường Trương Công Giai, ngày 16/3/2018, UBND phường đã quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Theo đó, UBND phường buộc chủ đầu tư công trình phải phá dỡ một phần công trình, yêu cầu chủ đầu tư cam kết thực hiện xây dựng đúng quy định”.

Tiếp tục trao đổi qua điện thoại với ông Nguyễn Việt Trung - Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng về việc xử lý, giải quyết các trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo cũng như trường hợp xây dựng mới trên địa bàn, ông Trung cho biết: “Trường hợp xây mới đã được tháo dỡ, những trường hợp phát sinh mới xây dựng đều chỉ đạo kiên quyết tháo dỡ ngay theo quy trình. UBND phường đã và đang hướng dẫn hợp thửa, hợp khối theo quy định và Đội TTXD cũng báo cáo, đề xuất quận xử lý.”

Nhà siêu mỏng
Nhà siêu mỏng

Để xảy ra tình trạng xuất hiện nhà siêu mỏng, siêu dẹt, siêu méo chưa được xử lý triệt để, thậm chí vẫn có các công trình xây mới được xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Phải chăng là xuất phát từ sự giám sát, quản lý của cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp UBND cấp phường, xã đã không được thực hiện một cách tròn trịa, quyết liệt.? Cùng với đó, sự thiếu đồng bộ trong khâu quy hoạch, lập dự án, triển khai đền bù giải tỏa của cơ quan chức năng, chủ đầu tư đã dẫn đến việc không phát hiện ra nhà siêu mỏng, siêu méo. Do đó không có những biện pháp kịp thời ngăn chặn, hạn chế tình trạng này.

Về phía UBND TP Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2016 Chủ tịch UBND TP cũng đã ban hành chỉ thị số 20/CT- UBND, về việc tăng cường công tác quản lý đất đai, quy hoạch kiến trúc, cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng, xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện mặt bằng xây dựng kết hợp với chỉnh trang đô thị hai bên tuyến đường mới mở tại TP Hà Nội. Chỉ thị số 20 yêu cầu các quận, huyện quyết liệt trong tổ chức quản lý cấp phép xây dựng và trật tự xây dựng đô thị trên hai bên tuyến đường mới mở. Cụ thể, đối với phần diện tích đất ngoài chỉ giới, Chủ tịch UBND TP yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã bố trí ngân sách để đền bù, kiên quyết thu hồi để sử dụng vào mục đích công cộng nếu sau 30 ngày người sở hữu không tự giác thực hiện việc hợp thửa, hợp khối. Đặc biệt, các địa phương sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP về tình trạng tồn tại hoặc phát sinh thêm các trường hợp nhà “siêu mỏng”, “siêu méo” trên các tuyến đường thuộc địa bàn quản lý. 

Thiết nghĩ để xử lý, giải quyết các trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo xuất hiện trên địa bàn đã nêu ở trên không phải là điều không thể nếu UBND phường quyết liệt thực hiện và làm theo chỉ thị của Chủ tịch UBND TP một cách nghiêm túc. Cũng như, giám sát, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn sát sao hơn nữa và xử lý các trường hợp vi phạm đúng theo quy định của pháp luật. Xin đừng để những ngôi nhà mang hình thù kỳ lạ chẳng giống ai vẫn len lén mọc lên trên các tuyến phố nghìn tỉ vừa được mở rộng hoặc xây mới. 

Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.
Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.