Doanh nghiệp 'săn' mua dự án bất động sản Tây Hà Nội

(PLO) - Thời gian qua, nhiều thương vụ chuyển nhượng dự án bất động sản tập trung ở khu Tây Hà Nội và đều có bên mua là các doanh nghiệp nội, trong đó có nhiều 'tay chơi' mới.
 
 
Nhiều thương vụ chuyển nhượng dự án bất động sản liên
tục được công bố. Ảnh: Ngọc Tuyên
Nhiều thương vụ chuyển nhượng dự án bất động sản liên tục được công bố. Ảnh: Ngọc Tuyên

Mới đây, Công ty CP Đầu tư Hải Phát chính thứ công bố việc chi khoảng 700 tỷ đồng mua lại 4,7 ha đất (tương đương khoảng 35% quỹ đất) của dự án Khu đô thị Phú Lương (Hà Đông). Dự án này do Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Việt làm chủ đầu tư.

Khi triển khai dự Khu đô thị Phú Lương, Công ty Trung Việt từng nợ hàng trăm tỷ đồng tiền sử dụng đất và bị cơ quan thuế nhiều lần nhắc nhở. Sau khi một phần phần của dự án được bán lại cho Hải Phát, các thủ tục liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế cho phần dự án đã mua lại được doanh nghiệp này thực hiện thay chủ đầu tư.

Thương vụ này của Hải Phát trong thời gian gần đây không phải là lần đầu tiên mà khoảng nửa năm qua, doanh nghiệp này đã bỏ ra cả trăm tỷ đồng để thực hiện các thương vụ mua dự án như tòa 102 - Tổ hợp Usilk City (Hà Đông), dự án Khu nhà ở N023B Long Biên hay gần 7.200m2 đất đấu giá tại khu Vạn Phúc (Hà Đông).

Trong tuần qua, một thương vụ chuyển nhượng khác ở khu "đất vàng" trên đường Nguyễn Trãi cũng vừa chính thức được công bố. Tại Đại hội cổ đông thường niên của Công ty CP Cao su Sao Vàng, cổ đông đơn vị này đã thông qua việc chọn Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn là đối tác đầu tư cho dự án trên khu đất số 231 Nguyễn Trãi. Đây là đơn vị trả giá cao nhất - 435 tỷ đồng cho lô đất và dự định sẽ đầu tư phát triển một khu hỗn hợp, bao gồm trung tâm thương mại – dịch vụ, văn phòng – căn hộ cao cấp để bán và cho thuê.

Gần đây, một dự án bất động sản khác tại Hà Đông cũng đang xúc tiến việc chuyển nhượng và dự kiến giá trị có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Mặc dù vẫn vướng một số thủ tục pháp lý trong quá trình mua bán, song đối tác trong thương vụ này cũng là một trong những doanh nghiệp nội có tiềm lực lớn và từng thực hiện nhiều thương vụ thâu tóm dự án trước đó.

Vingroup là một gương mặt quen thuộc trên thị trường M&A bất động sản với việc chi hàng chục nghìn tỷ đồng để mua các dự án trong năm 2015. Gần đây, Tập đoàn này tiếp tục theo đuổi chiến lược thâu tóm dự án khi công bố thông tin chi 5.680 tỷ đồng để mua lại 100% cổ phần của Công ty Hoa Hướng Dương. Với thương vụ này, Vingroup đã sở hữu 98,3% tỷ lệ biểu quyết trong Công ty CP Phát triển đô thị Vinaconex-Viettel (công ty con của Hoa Hướng Dương).

Vingroup cho biết, sở dĩ đầu tư vào hai công ty này là nhằm phát triển các dự án bất động sản tiềm năng tại quận Hoàn Kiếm và Nam Từ Liêm mà Vinaconex-Viettel đang sở hữu. Vinaconex-Viettel hiện là chủ đầu tư của một dự án khu đô thị tại xã Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm với quy mô 215 ha.

Đại hội cổ đông thường niên của một loạt doanh nghiệp tổ chức gần đây cũng hé lộ nhiều thương vụ chuyển nhượng dự án có thể được thực hiện trong thời gian tới. Trao đổi với báo VnExpress, ông Nguyễn Xuân Cần, Chủ tịch Soho Việt Nam, một đơn vị môi giới cho những thương vụ chuyển nhượng cho hay, thực tế, trên đây chỉ là một số thương vụ đã được các bên công bố. Thực tế, còn rất nhiều vụ chuyển nhượng mà dư luận không hề hay biết.

Ông Cần cho biết, dù thời điểm thị trường khủng hoảng thì các giao dịch mua bán dự án vẫn diễn ra, song đến nay hoạt động có phần sôi động hơn. Ngoài ra, thị trường cũng có những diễn biến mới tích cực hơn.

“Trước đây nếu doanh nghiệp tham gia mua bán chủ yếu là khối ngoại thì nay thị trường ngày càng có thêm nhiều công ty trong nước tham gia. Hơn nữa, nếu thời gian trước doanh nghiệp chủ yếu sử dụng phần lớn nguồn vốn tự có để mua thì nay nhiều đơn vị đã bắt đầu dùng đến đòn bẩy tài chính, vay vốn ngân hàng. Theo tôi đây là tín hiệu cho thấy các doanh nghiệp đã có những đánh giá khả quản về thị trường”, ông Cần nhận định.

Cũng theo ông Cần, nếu vài năm trước đây, các thương vụ mua bán chủ yếu trong khu vực nội thành thì đến nay địa bàn đã mở rộng ra khỏi khu vực vành đai 3 vì quỹ đất ngày càng hạn hẹp. Các dự án được mua nhiều chủ yếu nằm ở khu vực phía Tây Hà Nội như quận Hà Đông, Nam Từ Liêm hoặc hướng cầu Nhật Tân vì đây là những địa bàn được đánh giá có nhiều tiềm năng, hạ tầng ổn định, hiện đại. Mức giá chuyển nhượng các dự án tại những khu vực này cũng cao hơn thị trường từ 10-15%.

Masterise khẳng định uy tín và năng lực với cú đúp tại Giải thưởng 'Bất động sản tiêu biểu 2024'

Masterise khẳng định uy tín và năng lực với cú đúp tại Giải thưởng 'Bất động sản tiêu biểu 2024'

(PLVN) - Được vinh danh ở hai hạng mục “Nhà phát triển BĐS tiêu biểu” (lần thứ 4 liên tiếp) và “Dự án bất động sản xanh tiêu biểu” dành cho dự án trọng điểm The Global City tại giải thưởng Bất động sản (BĐS) tiêu biểu 2024, Masterise tiếp tục khẳng định uy tín và năng lực vượt trội trên hành trình kiến tạo những công trình kiến trúc đẳng cấp và trải nghiệm xứng tầm cho khách hàng.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 134/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 yêu cầu các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Tư pháp, Công an; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Ảnh minh hoạ.

Nhức nhối tình trạng ký túc xá bỏ hoang

(PLVN) -  Hôm qua (13/12), theo dõi phần chất vấn tại cuộc họp HĐND tỉnh Khánh Hòa về vấn đề 2 ký túc xá (KTX) sinh viên tại địa phương này bị bỏ hoang; những người quan tâm đến vấn đề phòng, chống lãng phí không khỏi trăn trở.
Mô hình TOD: Lực đẩy cho bất động sản tăng tốc

Mô hình TOD: Lực đẩy cho bất động sản tăng tốc

(PLVN) - Transit Oriented Development (TOD) - mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị sẽ là tương lai phát triển của thị trường bất động sản. Sự đột phá về hạ tầng giúp tăng giá trị và thanh khoản cho các dự án TOD, sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản.
Quy Nhơn Iconic đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai

Quy Nhơn Iconic đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai

(PLVN) - Dự Án Quy Nhơn Iconic (Bắc Hà Thanh) do Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) làm chủ đầu tư vừa được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai cho giai đoạn 1 từ Sở Xây dựng tỉnh Bình Định theo văn bản số4469/SXD-QLNPTĐT ngày 02/12/2024.
Dự án bỏ hoang ở TP Đà Nẵng (Ảnh: VNExpress.vn)

Đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành xây dựng

(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký ban hành Chỉ thị số 02/CT-BXD về việc đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành xây dựng. Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện các giải pháp trọng tâm để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống lãng phí, xây dựng ngành xây dựng tinh gọn và hoạt động hiệu quả.