Đối xử sao với “chung cư mini”?

(PLVN) -Từ 7h30 - 8h sáng qua (18/9), tại công sở, trường học Hà Nội, cán bộ, công chức, học sinh dành 1 phút mặc niệm nạn nhân tử vong trong vụ cháy “chung cư mini” ở quận Thanh Xuân.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

56 người đã tử nạn chỉ trong 1 vụ cháy nhà. Người đã qua đời, đành chấp nhận phận số. Người bị thương đang được các y, bác sĩ dốc lực cứu chữa. Thân nhân người tử nạn đang được cả hệ thống chính trị và toàn xã hội động viên, sẻ chia, nguôi ngoai nỗi đau. Vấn đề hiện nay cần minh định, là làm sao để không được lặp lại một thảm họa như vậy?

Trong quá khứ, năm 2002, tại quận 1 (TP HCM), vụ cháy tòa nhà ITC mặt bằng 6.500m2 làm 60 người tử vong. Thảm họa ITC đã khiến chúng ta thay đổi nhiều nhận thức về công tác PCCC&CHCN; chú trọng đầu tư nhiều hơn cho lực lượng chữa cháy và tuyên truyền sâu rộng hơn trong nhân dân. Vậy mà không ngờ 21 năm sau, trong vụ cháy 1 căn nhà mặt bằng chưa đầy 200m2, vẫn có tới 56 người ra đi mãi mãi. Các phương tiện chữa lửa hiện đại thế nào cũng không thể tiếp cận căn nhà nằm sâu trong ngõ hẻm ngoằn ngoèo; mà chỉ có thể dùng sức người của lính cứu hỏa.

Một lần nữa, chúng ta cần sòng phẳng nhìn nhận những khuyết - ưu điểm của cái gọi là “chung cư mini” mọc lên tràn lan ở Hà Nội, TP HCM… thời gian gần đây.

Về khía cạnh pháp lý, có thể nói hơn 90% “chung cư mini” vi phạm quy định pháp luật. Với những “căn hộ” (nói chính xác là căn phòng) chưa có “sổ hồng”, mà chủ nhà và khách đã “chuyển nhượng” bằng giấy tay, thì Bộ luật Dân sự không công nhận những giao dịch này. Theo luật, đây là những giao dịch vô hiệu, hai bên phải trả lại “căn hộ” và tiền cho nhau.

Về khía cạnh quản lý, quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng; các “chung cư mini” khi “mọc” lên sai phép đã khiến những vấn đề này “bê bối” hơn. Trả lời báo chí, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị từ kinh nghiệm nhiều năm của mình đã nêu ra thực tế công trình vi phạm bị lập biên bản xử phạt xong lại cho tồn tại. Chủ đầu tư “mong được phạt để hợp thức hóa vi phạm, vì lợi nhuận từ sai phạm lớn hơn tiền xử phạt rất nhiều”. Nghiêm trọng hơn, nhiều công trình vi phạm khác “đằng sau là những thế lực chống lưng. Khi xử lý, chính quyền không chỉ đương đầu với chủ công trình mà còn cả thế lực chống lưng đó”.

Về khía cạnh an toàn, có lẽ không cần nói lần nữa. Con số thiệt hại về người trong vụ cháy đã nói lên rõ ràng. Tất cả những sai lầm đều có thể sửa chữa, nhưng sinh mạng thì không thể.

Nói về ưu điểm của “chung cư mini”, có lẽ chỉ duy nhất là giải quyết nhu cầu ở (phần lớn là những người thuê tạm thời) cho một số người. Theo Điện lực Hà Nội, số “chung cư mini” trên địa bàn là khoảng 2 ngàn. Còn tại TP HCM, số “chung cư mini” khoảng 42,2 ngàn. Các số liệu trên có lẽ cũng cần phải xem xét lại. Vì chưa rõ Điện lực Hà Nội dựa trên tiêu chí nào để xác định “chung cư mini”. TP HCM thì xác định rõ hơn, với tiêu chí “nhà trọ từ 2 tầng trở lên, có nhiều “căn hộ” (phòng), lối đi, cầu thang chung, hệ thống công trình hạ tầng sử dụng cho các hộ gia đình”. Với số dân Hà Nội khoảng 8,5 triệu người và TP HCM là khoảng 9,3 triệu người (tính đến cuối 2022), thì số lượng người thuê hay mua “chung cư mini” là không nhiều. Chính phủ đang gấp rút triển khai đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, nên về lâu dài, không được phép nói “vì không có sự lựa chọn khác nên tôi mới ở “chung cư mini””.

Chỉ ra một số vấn đề với “chung cư mini” như vậy, để chúng ta cùng nhìn nhận, đánh giá, suy ngẫm và có giải pháp. Không thể vì lợi ích của một nhóm người, mà để ảnh hưởng, gây hậu quả đến toàn xã hội.

Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…
Ảnh minh hoạ.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất năm 2025. Chính sách này được xây dựng trên tinh thần thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và tạo đà cho mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.