Đồng hành cùng bà con dân tộc ở Yên Châu

(PLO) - 15 năm qua, nguồn vốn chính sách qua Ngân hàng Chính sách xã hội đã mang đến cho hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn huyện Yên Châu (Sơn La), nhất là đồng bào dân tộc thiểu số nơi vùng cao biên giới, điều kiện phát triển kinh tế mới, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Phiên giao dịch tại xã của NHCSXH huyện Yên Châu (Sơn La)
Phiên giao dịch tại xã của NHCSXH huyện Yên Châu (Sơn La)

15 năm Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) hoạt động ở Yên Châu là 15 năm bà Đinh Thị Khoái  làm Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) gắn bó với công việc làm “cánh tay nối dài” đưa vốn chính sách đến với người nghèo. Kể về Tổ TK&VV bản Hang Mon (xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu), bà cho hay, toàn bản có 113 hộ với 498 nhân khẩu, số hộ nghèo 33 hộ, chiếm tỷ lệ 29,2%, trình độ dân trí của hầu hết các hộ còn nhiều hạn chế. Ở khu vực khó khăn này, người dân chủ yếu là chăn nuôi, làm nương rẫy, trồng trọt nên đời sống vẫn còn nhiều khó khăn.

“Tổ TK&VV bản Hang Mon do Hội Phụ nữ quản lý được thành lập và hoạt động từ năm 2003, tôi được tập thể tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng cho đến nay. Đến 30/9/2017, tổ có 49 tổ viên đều còn dư nợ vốn vay và không có tổ viên nào có nợ quá hạn, tổng dư nợ vay vốn NHCSXH cả tổ hiện nay là 2,253 tỷ đồng” – bà Khoái cho biết. 

15 năm qua, các thành viên trong Tổ đã sử dụng tiền vay có hiệu quả, đến nay đã có 31 hộ nghèo thoát nghèo bền vững nhờ vay vốn chính sách để phát triển kinh tế. “Hộ Hoàng Văn Hai đã được vay vốn NHCSXH từ chương trình cho vay hộ nghèo, nay đã thoát nghèo và tiếp tục vay vốn chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn.

Sau nhiều năm sử dụng vốn vay chính sách và vốn tích luỹ của gia đình, ông Hai đã mở rộng sản xuất trồng được 3 ha mận, 1,7 ha xoài, 1,5 ha nhãn hàng năm xuất chuồng trên 10 tấn lợn thịt” – bà kể - “Bà Lê Thị Huệ vay vốn hộ nghèo nay đã thoát nghèo, số tiền vay đã được sử dụng trồng cây ăn quả 2,2 ha mận, 1,8 ha xoài, 4 con lợn nái và hơn 200 con gà vịt. Ông Lê Văn Sanh vay vốn hộ nghèo hiện nay đã trả hết nợ và tiếp tục được vay vốn chương trình Hộ cận nghèo đã sử dụng vào cải tạo vườn cây, trang trại 3 ha mận, 1,7 ha xoài và xuất được 6 tấn lợn thịt/năm...”.

Không những giúp nhau sử dụng tiền vay hiệu quả, mà tiền gửi thông qua Tổ với mức 30.000đ/hộ/tháng đã giúp bà con tập thói quen gửi tiền tiết kiệm phòng trừ để có tiền những lúc ốm đau và những tháng giáp hạt không có thu nhập. “Đặc biệt, với hình thức gửi, rút tiền tiết kiệm như hiện nay bà con chỉ phải đến điểm giao dịch xã không phải ra ngoài trung tâm huyện bớt được chi phí, thời gian đi lại mà thủ tục cũng đơn giản và mức lãi suất cũng như các ngân hàng thương mại trên địa bàn huyện” – bà Khoái chia sẻ.

Trong 15 năm qua, đã có hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn huyện Yên Châu vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn hỗ trợ cho vay của NHCSXH huyện. Doanh số cho vay trong 15 năm đạt hơn 724,6 tỷ đồng, trong đó một số chương trình tín dụng có doanh số cho vay lớn là Chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, Cho vay hộ mới thoát nghèo, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn...

Hiện tại có 14 điểm giao dịch của ngân hàng đặt tại trung tâm xã, với 270 Tổ TK&VV do bốn hội đoàn thể nhận ủy thác quản lý. Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH cùng với sự đầu tư đúng hướng nên các hộ nghèo, gia đình chính sách của huyện Yên Châu đã phát huy nguồn vốn vay vươn lên phát triển kinh tế góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Cùng với những quy chuẩn hộ nghèo mới cùng các chính sách tín dụng mới được triển khai, những người dân nghèo ở huyện Yên Châu,  nhất là đồng bào dân tộc thiểu số nơi vùng cao biên giới sẽ có thêm những điều kiện phát triển kinh tế mới. “Với bà con dân bản chúng tôi, NHCSXH là chỗ dựa đáng tin cậy, giúp bà con giải quyết những khó khăn về vốn, không còn tình trạng các hộ phải đi vay nóng ở bên ngoài với lãi suất cao, không còn tình trạng các gia đình có hướng phát triển kinh tế mà không có vốn để thực hiện” – bà Đinh Thị Khoái  tâm sự. 

Ảnh minh họa.

Sức chịu đựng trước giá đất

(PLVN) -  "Giá đất bị đẩy lên vô tội vạ, vượt sức chịu đựng của nền kinh tế và người dân. Với giá đất bị “thổi” như hiện tại, TP HCM khó thực hiện chương trình xây nhà ở xã hội (NƠXH)", là một trong những nhận định được nêu ra tại Hội thảo khoa học quản lý đất đai trên địa bàn TP HCM, do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp Thành ủy TP HCM tổ chức mới đây.
Thị trường BĐS kỳ vọng khởi sắc khi các quy định mới đi vào cuộc sống. (Ảnh: VGP)

Sớm đưa 3 luật liên quan bất động sản vào cuộc sống: Gỡ khó cho thị trường, thúc đẩy kinh tế phát triển

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) 2023 và Luật Đất đai 2024 đều có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025, tuy nhiên các Luật này đang được kỳ vọng sẽ được thi hành trước 6 tháng (từ 1/7/2024) để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Tọa đàm “Quy định mới về NOXH: từ chính sách đến thực thi” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 10/5

Quy định mới về nhà ở xã hội: Hiện thực hóa tinh thần Luật Nhà ở (sửa đổi)

(PLVN) - Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Tuy nhiên để sớm đưa những chính sách tốt đẹp về nhà ở nói chung và nhà ở xã hội (NOXH) nói riêng đi vào cuộc sống, Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn và đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi) sớm hơn 6 tháng…
Đà Nẵng bán, cho thuê hơn 400 căn nhà ở xã hội

Đà Nẵng bán, cho thuê hơn 400 căn nhà ở xã hội

(PLVN) - Sở Xây dựng Đà Nẵng mới có thông báo về việc mở bán và tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuê căn hộ tại dự án chung cư nhà ở xã hội khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu).
Luật Đất đai có nhiều nội dung mới mang tính đột phá quan trọng. (Ảnh: T.M)

Khơi dậy tiềm năng, phát huy nguồn lực từ đất đai

(PLVN) -Chiều 25/4, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 252 Luật Đất đai năm 2024 với sự chủ trì của Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Nguyễn Chi Lan, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định.