Dự án Luật Đất đai (sửa đổi): Tranh luận về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

(PLVN) -Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV vừa diễn ra, Quốc hội đã thảo luận về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Nhiều vấn đề quan trọng, thu hút sự chú ý của cử tri và nhân dân đã được các đại biểu đề cập.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên thảo luận về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi). (Nguồn ảnh: quochoi.vn).
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên thảo luận về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi). (Nguồn ảnh: quochoi.vn).

Trong đó, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, có ý kiến cho rằng cần quy định rõ ràng, chặt chẽ về trách nhiệm của UBND các cấp trong vấn đề này, nhưng cũng có đại biểu đề nghị thống nhất giao thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cho cơ quan Tòa án.

Mở rộng quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp

Điều 234 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về cơ bản giữ nguyên thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như Luật Đất đai hiện hành, với định hướng vẫn mở rộng quyền của người dân trong việc lựa chọn cơ quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Phát biểu tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội (QH), Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cũng bày tỏ quan điểm thống nhất theo dự thảo Luật là để cho người dân lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp đất đai ở Tòa án hay ở cơ quan quản lý nhà nước.

Trong khi đó, Đại biểu Huỳnh Thanh Phương (đoàn Tây Ninh) chỉ ra rằng, trong trường hợp đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), việc giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND hay TAND đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trường hợp tranh chấp đất mà đất không có GCNQSDĐ và không có tranh chấp tài sản gắn liền với đất thì UBND có thể giải quyết.

Trường hợp tranh chấp đất mà không có GCNQSDĐ và có tranh chấp tài sản gắn liền với đất, nếu đương sự lựa chọn UBND giải quyết thì UBND chỉ có thể giải quyết phần tranh chấp đất, không thể giải quyết tranh chấp về tài sản nên đương sự cũng phải kiện ra tòa để giải quyết tranh chấp tài sản.

Từ thực tế này, Đại biểu Huỳnh Thanh Phương đề nghị xem xét quy định thêm trường hợp tranh chấp đất đai, đương sự không có GCNQSDĐ và có tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì giao cho TAND giải quyết.

Liên quan đến quy định UBND các cấp có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất khi được TAND yêu cầu để làm căn cứ giải quyết tranh chấp, Đại biểu phản ánh, hiện nay không có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chậm hoặc không cung cấp tài liệu, chứng cứ trong giải quyết vụ việc, vụ án dân sự.

Trong thực tiễn, nhiều trường hợp Tòa án đã có văn bản yêu cầu cơ quan liên quan cung cấp chứng cứ nhưng việc cung cấp thường rất chậm. Khi đã hết thời hạn giải quyết vụ án mà vẫn chưa cung cấp thì Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết, chờ kết quả cung cấp tài liệu, làm cho vụ việc kéo dài, tăng bức xúc cho người dân.

Do vậy, Đại biểu đề nghị cần có quy định chế tài mạnh mẽ hơn về trách nhiệm của UBND, các cơ quan liên quan trong việc cung cấp hồ sơ tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất khi được TAND yêu cầu để làm căn cứ giải quyết tranh chấp.

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An) đề nghị giảm số ngày phải tiến hành hòa giải của UBND cấp xã xuống còn 30 ngày thay vì 45 ngày như Dự thảo Luật, đồng thời quy định hòa giải của UBND cấp xã là không bắt buộc.

Trong trường hợp quy định đây là thủ tục bắt buộc, Đại biểu đề nghị bổ sung quy định biên bản hòa giải thành của xã được xác định và có giá trị pháp lý, hiệu lực thực hiện như hòa giải thành trong hòa giải ở cơ sở, hòa giải thành tại Tòa án, chuyển cho Tòa án xác nhận và có hiệu lực thi hành để khẳng định giá trị, vai trò quản lý nhà nước cũng như không lãng phí nguồn lực mà UBND cấp xã đã thực hiện.

Đề nghị quy định giao TAND giải quyết tranh chấp

Trong khi đó, Đại biểu Nguyễn Thanh Sang (đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, quy định như tại khoản 3 Điều 254 Dự thảo Luật sẽ rất tốn thời gian. Theo đó, trường hợp không đồng ý cách giải quyết tranh chấp của Chủ tịch UBND cấp huyện thì đương sự khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh, đồng thời cho phép đương sự được khởi kiện tại Tòa án theo quy định của tố tụng hành chính.

“UBND huyện giải quyết rồi, sau đó UBND tỉnh giải quyết lần hai, sau đó đương sự không đồng ý lại tiếp tục khởi kiện ra tòa, quay về một vòng mới là vòng tố tụng. Tại sao chúng ta không quy định luôn TAND giải quyết để tránh trường hợp cùng một vụ việc mà đi lòng vòng từ UBND huyện lên UBND tỉnh rồi tiếp tục cho đương sự có quyền khởi kiện ra TAND?”, Đại biểu đặt vấn đề.

Vẫn theo Đại biểu, trường hợp bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Chủ tịch UBND tỉnh là người giải quyết lần thứ nhất, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là người giải quyết lần thứ hai và đương sự có quyền khởi kiện tiếp tục tại Tòa án hành chính.

Phát biểu giải trình, làm rõ ý kiến đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh phương châm khuyến khích giải quyết tranh chấp từ cơ sở, không để lên cấp cao hơn, đặc biệt là không để lên cấp Trung ương. Do vậy, cần cố gắng khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải và công dân có quyền lựa chọn UBND cấp xã hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp. “Nếu giải quyết được ở cơ sở thì có thêm cơ quan nhà nước tham gia hòa giải. Đó chính là tôn trọng quyền tự do của nhân dân”, Bộ trưởng nói.

Đại biểu cho rằng, đối với vấn đề này, cơ quan quản lý nhà nước chỉ nên làm công tác quản lý nhà nước, còn hoạt động tranh chấp thì nên giao TAND cho phù hợp, rút ngắn được thời gian giải quyết cho người dân. “Bởi, khi quyền lợi của người dân, nhất là đất đai, tài sản bị tranh chấp thì họ sẽ đi tới cùng, nếu còn một con đường nào khác”, Đại biểu chỉ ra.

Đồng quan điểm, Đại biểu Lê Xuân Thân (đoàn Khánh Hòa) nhận định, Dự thảo Luật quy định như Luật Đất đai 2013, giao UBND giải quyết, sau đó khởi kiện ra Tòa hành chính là “không đúng”.

Phân tích lý do, Đại biểu cho rằng, Tòa hành chính giải quyết các quyết định hành chính và hành vi hành chính bị khiếu kiện, xem có căn cứ và có tính hợp pháp hay không, không phải để giải quyết tranh chấp. “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp phải thuộc về Tòa án.

uật Tổ chức HĐND, UBND trước kia có giao nhiệm vụ giải quyết tranh chấp cho UBND, nhưng từ năm 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương bỏ thẩm quyền giải quyết tranh chấp của UBND các cấp”, Đại biểu nói.

Bên cạnh đó, Đại biểu Lê Xuân Thân cho rằng, một việc không nên giao cho 2 cơ quan trở lên giải quyết, do vậy, cần tập trung ở cơ quan Tòa án. Thêm vào đó, Đại biểu nhấn mạnh, Điều 102 của Hiến pháp quy định rất rõ, mọi tranh chấp đều do Tòa án xét xử. Vì vậy, Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc quy định toàn bộ tranh chấp, giải quyết tranh chấp về đất đai phải do cơ quan Tòa án các cấp giải quyết theo quy định pháp luật. Tuệ Minh

Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Một dự án tại Quảng Nam gặp vướng mắc về vấn đề bồi thường đất. (Ảnh: Công Huy)

Quảng Nam gỡ vướng vấn đề bồi thường đất 5%

(PLVN) - Một số vướng mắc phát sinh liên quan đất công ích 5% (đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã - NV) khiến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khi thực hiện một số dự án, kéo theo tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, nên lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, kiểm kê, có giải pháp căn cơ.
Tập đoàn VinGroup khởi công dự án Nhà ở xã hội Happy Home tại phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh, Khánh Hòa.

Đề xuất mở rộng ngân hàng tham gia giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội

(PLVN) - Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đề xuất, ngoài 4 ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần xem xét mở rộng cho các ngân hàng thương mại cổ phẩn khác được tham gia vào gói tín dụng phục vụ nhà ở xã hội.
Đại diện lãnh đạo UBND huyện Đan Phượng thông tin với PV Báo Pháp luật Việt Nam về công tác quản lý đất đai, xây dựng,xử lý vi phạm trên toàn địa bàn huyện vừa qua.

UBND huyện Đan Phượng đề xuất thành phố Hà Nội cấp ‘sổ đỏ’ cho những trường hợp vi phạm

(PLVN) - Liên quan đến công tác quản lý đất đai, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đan Phượng, ông Bùi Văn Hoa – Phó trưởng phòng TN&MT huyện Đan Phượng đề xuất UBND thành phố Hà Nội công nhận và cấp giấy chứng nhận cho những trường hợp vi phạm trong khu dân cư, phù hợp với quy hoạch.