Dự báo lạc quan về bất động sản công nghiệp

(PLVN) - Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS) nhà ở thương mại, BĐS du lịch - nghỉ dưỡng lâm vào thế bế tắc thì BĐS công nghiệp lại là “điểm sáng”. Nhiều doanh nghiệp muốn được mở rộng đầu tư ở lĩnh vực này.
Làn sóng dịch chuyển đầu tư từ các nước sang Việt Nam trong năm 2021 sẽ là cơ hội cho BĐS công nghiệp ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
Làn sóng dịch chuyển đầu tư từ các nước sang Việt Nam trong năm 2021 sẽ là cơ hội cho BĐS công nghiệp ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Thời điểm “vàng” đầu tư BĐS công nghiệp

Những con số về BĐS công nghiệp vừa được Bộ Xây dựng công bố mới đây cho thấy tín hiệu lạc quan về BĐS công nghiệp ở Việt Nam. Theo đó, dù các loại hình BĐS khác đều ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng BĐS công nghiệp vẫn phát triển với những con số ấn tượng. Trong Quý III/2020, tỷ lệ lấp đầy bình quân được ghi nhận tại các khu công nghiệp của bốn tỉnh và thành phố công nghiệp trọng điểm miền Nam là TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Long An đều đạt gần 85%. 

Tương tự, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp tại năm tỉnh, thành phố công nghiệp chính tại miền Bắc bao gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng duy trì ở mức tích cực, 78%. Trong đó, các khu công nghiệp tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt khoảng 90%. 

Theo Savills Việt Nam, đang có xu hướng nhiều tập đoàn lĩnh vực điện tử, dệt may, da giày, sản xuất phụ tùng đã và đang di dời nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam. Theo phân tích của Savills Việt Nam, cuộc thương chiến Mỹ - Trung, sự xuất hiện của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mà Việt Nam tham gia đang tạo nên những dịch chuyển trên.

Savills Việt Nam đánh giá, làn sóng các doanh nghiệp đang làm ăn ở Trung Quốc sang Việt Nam sẽ còn tiếp diễn trong năm 2021. Đây là cơ hội lớn để BĐS công nghiệp ở Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, diện tích để phát triển BĐS công nghiệp ở Việt Nam lại được đánh giá không còn nhiều, cần sớm phải quy hoạch lại để mở rộng quy mô.

Doanh thu bền vững

Theo ông Đặng Văn Quang, Giám đốc JLL Việt Nam (đơn vị chuyên nghiên cứu thị trường BĐS Việt Nam), quỹ đất phát triển khu công nghiệp Việt Nam đang rất hạn hẹp, quỹ đất có hạ tầng giao thông tốt còn hạn chế hơn. Nếu muốn lấy đất mở rộng các khu công nghiệp cũng gặp rào cản. Với hệ thống hạ tầng hiện tại, lo ngại Việt Nam không thể đáp ứng được hết những yêu cầu của nhiều nhà đầu tư lớn đến từ nước ngoài đang dần hiện hữu. 

Thừa nhận khan hiếm về quỹ đất, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho rằng những nguồn lực hiện tại trên thị trường chỉ đủ phục vụ, thu hút các doanh nghiệp FDI trong điều kiện bình thường. Nếu có một làn sóng vốn đầu tư nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam trong giai đoạn tới thì diện tích như hiện tại sẽ không đáp ứng đủ.

Trao đổi với PLVN, đại diện Tập đoàn Hòa Phát cho biết, dù thế mạnh của đơn vị này là sản xuất thép, nhưng trong những năm qua Hòa Phát cũng phát triển một số dự án BĐS công nghiệp. Hiện tại tỉnh Hưng Yên, Hòa Phát đang có hai khu công nghiệp là Phố Nối A và khu công nghiệp Yên Mỹ 2: “Nơi nào hoàn thiện xong hạ tầng kỹ thuật như điện nước, giao thông… thì có doanh nghiệp đến thuê liền. Hiện tỷ lệ lấp đầy hai khu công nghiệp trên của Hòa Phát lên đến gần 100%”, đại diện Hòa Phát nói.

Đại diện Tập đoàn này còn cho biết thêm, thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng diện tích quy mô hai khu công nghiệp ở Hưng Yên theo quy hoạch đã được phê duyệt và phát triển thêm khu công nghiệp ở Hà Nam. Doanh thu từ các khu công nghiệp thường ổn định, bền vững, ít rủi ro so với nhiều loại hình kinh doanh BĐS khác nên các nhà đầu tư trong lĩnh vực này hết sức quan tâm.

Hàng loạt doanh nghiệp lớn “nhảy” vào Việt Nam

Theo Savills Việt Nam, trong quý III/2020, hàng loạt thương vụ đầu tư của nhiều tập đoàn lớn đã diễn ra để thâm nhập thị trường Việt Nam. Cụ thể, Tập đoàn Logos Property (Úc) đầu tư 350 triệu USD cho thương vụ liên doanh BĐS logistics tại Việt Nam; “Gã khổng lồ” kho bãi Châu Á - GLP lên kế hoạch hợp tác với SEA Logistic Partners Việt Nam; Tập đoàn SLP ra mắt liên doanh 1,5 tỷ USD tại Việt Nam.

Ngoài ra, Công ty Mirae Asset Daewoo Co. và Naver Corporation của Hàn Quốc đã đầu tư 37 triệu USD vào một nhà kho ở trung tâm logistics LogisValley ở Bắc Ninh. Trong lĩnh vực sản xuất, Tập đoàn điện tử Pegatron (Đài Loan, Trung Quốc), nhà cung ứng linh kiện cho Apple đã đầu tư hơn 19 triệu USD vào Hải Phòng cho giai đoạn đầu trong chuỗi kế hoạch mở rộng tại Việt Nam.

Masterise khẳng định uy tín và năng lực với cú đúp tại Giải thưởng 'Bất động sản tiêu biểu 2024'

Masterise khẳng định uy tín và năng lực với cú đúp tại Giải thưởng 'Bất động sản tiêu biểu 2024'

(PLVN) - Được vinh danh ở hai hạng mục “Nhà phát triển BĐS tiêu biểu” (lần thứ 4 liên tiếp) và “Dự án bất động sản xanh tiêu biểu” dành cho dự án trọng điểm The Global City tại giải thưởng Bất động sản (BĐS) tiêu biểu 2024, Masterise tiếp tục khẳng định uy tín và năng lực vượt trội trên hành trình kiến tạo những công trình kiến trúc đẳng cấp và trải nghiệm xứng tầm cho khách hàng.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 134/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 yêu cầu các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Tư pháp, Công an; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Ảnh minh hoạ.

Nhức nhối tình trạng ký túc xá bỏ hoang

(PLVN) -  Hôm qua (13/12), theo dõi phần chất vấn tại cuộc họp HĐND tỉnh Khánh Hòa về vấn đề 2 ký túc xá (KTX) sinh viên tại địa phương này bị bỏ hoang; những người quan tâm đến vấn đề phòng, chống lãng phí không khỏi trăn trở.
Mô hình TOD: Lực đẩy cho bất động sản tăng tốc

Mô hình TOD: Lực đẩy cho bất động sản tăng tốc

(PLVN) - Transit Oriented Development (TOD) - mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị sẽ là tương lai phát triển của thị trường bất động sản. Sự đột phá về hạ tầng giúp tăng giá trị và thanh khoản cho các dự án TOD, sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản.
Quy Nhơn Iconic đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai

Quy Nhơn Iconic đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai

(PLVN) - Dự Án Quy Nhơn Iconic (Bắc Hà Thanh) do Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) làm chủ đầu tư vừa được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai cho giai đoạn 1 từ Sở Xây dựng tỉnh Bình Định theo văn bản số4469/SXD-QLNPTĐT ngày 02/12/2024.
Dự án bỏ hoang ở TP Đà Nẵng (Ảnh: VNExpress.vn)

Đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành xây dựng

(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký ban hành Chỉ thị số 02/CT-BXD về việc đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành xây dựng. Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện các giải pháp trọng tâm để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống lãng phí, xây dựng ngành xây dựng tinh gọn và hoạt động hiệu quả.
Thị trường căn hộ gia tăng sức nóng khi đáp ứng tốt nhất nhu cầu ở thực. (Ảnh phối cảnh dự án Hanoi Melody Residences)

"Bão giá" chung cư Hà Nội, nên mua nhà ở đâu?

(PLVN) - Trong bối cảnh thị trường chung cư Hà Nội tăng giá chưa có tín hiệu dừng, nhiều người tìm chốn an cư, nhà đầu tư bất động sản vẫn đau đáu với câu hỏi: “Đâu là nơi tốt nhất để sống?” “Đâu là nơi bền vững để đầu tư?”. Thị trường phía Nam, sức hấp dẫn của các căn hộ chuẩn "All - in - on" ở phía Nam Hà Nội đang nóng trong thời gian gần đây liệu có phải là "bến đáp" cho dòng tiền?