Giải cứu biệt thự triệu đô bỏ hoang bằng cách biến thành nhà trọ giá rẻ

0:00 / 0:00
0:00
Cải tạo biệt thự bỏ hoang và cho thuê với giá rẻ là giải pháp nhằm gia tăng chỗ ở cho người lao động tại Thủ đô. Song việc hồi sinh các biệt thự bỏ hoang cũng là một hướng khai thác lợi nhuận mới cho nhà đầu tư.

Biệt thự bỏ hoang câu chuyên không mới

Khu đô thị mới là loại hình bất động sản không thể thiếu trong quá trình phát triển đô thị. Các khu đô thị mới là niềm hy vọng của người dân về một không gian sống mới, chất lượng và tiện ích. Trong một thập kỷ qua, xu hướng xây dựng các khu đô thị mới được nổi lên như một phong trào, điển hình nhất là khoảng thời gian từ năm 2008 - 2012, nhiều chủ đầu tư chi mức tài chính khủng để tham gia “cuộc chơi”. Tuy nhiên, sự ồ ạt chạy theo phong trào để rồi không bán được hoặc không có người đến ở dẫn tới việc hình thành các khu nhà liền kề, biệt thự bỏ hoang .

Mặt khác, tại nhiều dự án, do chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính dẫn tới tình trạng dự án đang xây dựng phải bỏ dở. Thậm chí, một số nơi do không đồng bộ hạ tầng theo đúng quy hoạch, khó quy tụ người dân về ở.

Khu vực ngoại thành Hà Nội có la liệt các nhà biệt thự, nhà liền kề bỏ hoang.

Cụ thể, tại Hà Nội, không khó để tìm kiếm các căn biệt thự bỏ hoang tại khu vực vùng ven như khu đô thị Vân Canh, khu đô thị Nam An Khánh, khu đô thị Lideco… Hầu hết các khu đô thị này đã được khai sinh cả chục năm về trước nhưng đến nay không người ở, xuống cấp trầm trọng.

TS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam cho hay, tình trạng biệt thự bỏ hoang khá phổ biến, đặc biệt ở Hà Nội. Theo ông Nghiêm, biệt thự bỏ hoang là sự lãng phí về sử dụng đất, công trình và mất mỹ quan đô thị, trong đó lãng phí nhất là đất bị bỏ hoang khi đây là nguồn lực rất quan trọng của mỗi quốc gia.

Trong trí nhớ của vị chuyên gia này, từ năm 1997, nhiều dự án khu đô thị mọc lên nhan nhản tại các quận huyện ngoại thành Hà Nội. Các chủ đầu tư chủ yếu lấy đất xây nhà liền kề, biệt thự để kinh doanh bất động sản. Và có những giai đoạn thị trường ảm đạm, không còn nóng sốt thì chính doanh nghiệp và nhà đầu tư cũng phải chôn vốn ở những dự án này.

“Để xảy ra tình trạng nhiều biệt thự bỏ hoang là do thị trường bất động sản dự báo chưa đúng với nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý chưa tạo được sự hài hòa giữa phát triển đô thị với phát triển nông thôn và chưa đồng bộ được quy hoạch. Đây là câu chuyện đã được bàn đến nhiều lần nhưng chưa được giải quyết triệt để và nó còn để lại hậu quả kéo dài”, ông Nghiêm chia sẻ.

Cũng theo vị chuyên gia này, Nhà nước cần có kế hoạch để xác định trọng điểm, vùng nào đợt một vùng nào đợt hai. Tạo ra cơ chế phù hợp với định hướng phát triển, đặc biệt với nhà ở. Nhà nước phải điều hành được thị trường bất động sản nhưng hiện nay đang gặp bất cập trong điều hành cơ chế. Giữa cung và cầu không gắn lại được với nhau, có lúc cung nhiều hơn cầu và ngược lại.

Ở một số quốc gia, quy định mỗi một gia đình chỉ được đăng ký một chỗ ở, còn những nơi khác muốn có nhà phải chịu sự quản lý của Chính phủ. Nhưng ở Việt Nam thì không quy định, do đó ai muốn mua bao nhiêu bất động sản nhà ở cũng được. Vì vậy, nếu không khắc phục những lỗ hổng về cơ chế quản lý, quy hoạch thì không chỉ Hà Nội mà nhiều đô thị, tỉnh thành khác như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… sẽ xuất hiện thêm nhiều khu đô thị, biệt thự, nhà ở bỏ hoang”.

Một số căn biệt thự, nhà liền kề đã được cải tạo thành nhà trọ cho thuê.

Giải pháp biến biệt thự hoang thành nhà trọ

Trước tình trạng nhiều căn biệt thự bỏ hoang, gây lãng phí, trong bối cảnh một bộ phận không nhỏ người dân vẫn thiếu nhà ở, anh Vũ Đình Vinh - Chủ dự án cải tạo biệt thự bỏ hoang cho thuê giá rẻ, đã nảy ra ý tưởng “hồi sinh” các căn biệt thự chia thành các phòng nhỏ cho sinh viên và người có thu nhập thấp thuê.

“Tôi nhận thấy các căn biệt thự bỏ hoang, không có người ở trong thời gian dài rất lãng phí, vì thế tôi đã liên hệ chủ nhà để thuê lại. Mỗi căn biệt thự có thể cho thuê trong thời gian từ 5 - 10 năm, thậm chí một số căn chủ nhà đồng ý kéo dài thời gian thuê tới 20 năm. Sau khi hoàn tất về việc thuê lại, tôi bắt đầu đi vào sửa chữa, cải tạo”, anh Vinh nói.

Cụ thể, mỗi căn biệt thự sau khi được cải tạo sẽ được chia thành 12 - 14 phòng nhỏ diện tích khoảng 18m2 - 30m2, giá cho thuê một tháng giao động từ 1,2 triệu - 3 triệu đồng/phòng, tuỳ thuộc vào diện tích. Ngoài ra, các phòng đều đã được trang bị giường, tủ, bình nóng lạnh, nếu khách thuê có nhu cầu lắp thêm điều hoà và tủ lạnh thì chi phí trả thêm là 350.000 đồng/tháng.

Thực tế, nếu phòng có 3 người ở mỗi tháng chỉ phải bỏ 600.000 đồng - 1 triệu đồng/người. Anh Vinh khẳng định, hiện với mức giá anh đang cho thuê thấp hơn so với thị trường khoảng 10 - 12%, đây là mức giá phù hợp có các đối tượng là sinh viên, lao động có thu nhập thấp.

Mỗi căn biệt thự sau khi cải tạo được chia thành 12 - 14 phòng nhỏ.

Chủ dự án cho biết, kế hoạch hồi sinh các căn biệt thự bỏ hoang của anh được triển khai từ tháng 9/2019. Sau gần 2 năm thực hiện, đến nay dự án đã cải tạo được gần 60 căn biệt thự, trong đó hơn 40 căn tại khu đô thị Vân Canh (Hoài Đức, Hà Nội) và 10 căn tại khu đô thị Lideco (Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội). Hiện nay, dự án có khoảng 500 phòng đang được cho thuê, giải quyết được chỗ ở cho gần 1.500 người.

Ngoài ra, anh Vinh cho biết thêm, hiện nay một số căn biệt thự đang trong quá trình cải tạo, để chuẩn bị cho thuê vào đầu năm học mới của sinh viên đại học, cao đẳng.

Trao đổi với Reatimes về giải pháp nhà liền kề, biệt thự bỏ hoang, ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch thường trực Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho biết, việc bỏ hoang các nhà liền kề, biệt thự gây phá vỡ quy hoạch thành phố, lãng phí tài nguyên đất.

Theo vị Phó Chủ tịch, việc cải tạo các căn biệt thự cho thuê lại là một giải pháp tốt cho tình trạng khu đô thị không người ở, bởi ngoài việc tránh gây lãng phí tài nguyên đất, mô hình này còn giải quyết được chỗ ở cho nhóm đối tượng cần thiết như sinh viên, lao động phổ thông.

Ngoài ra, ông cũng cho rằng, trước việc bỏ hoang ở các khu đô thị gây ảnh hưởng về kinh tế nặng nề, đặc biệt là khó thu thuế, gây thất thu đối với ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, nếu cải tạo được nhiều biệt thự bỏ hoang để cho thuê, tới đây khi cho phép thu thuế 10% đối với kinh doanh cho thuê nhà thì cơ quan thuế có thể thu được một lượng tiền không nhỏ vào ngân sách./.

 Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

(PLVN) -  Ngày 15/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.
Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi vừa tổ chức cuộc họp với Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, đề nghị thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) kiểm kê đất đai để tiến hành tổng kiểm kê đất đai trên toàn địa bàn.
Nhà ở, đất ở tại đô thị TP HCM. Ảnh minh họa

TP HCM cho áp dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế

(PLVN) - UBND TP HCM cho phép các cơ quan chức năng có thẩm quyền sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 01/8/2024 cho đến khi ban hành bảng giá đất mới.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân chủ trì hội nghị giải đáp những thắc mắc của các cán bộ ngành tài nguyên của 63 tỉnh, thành và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các địa phương để hoàn thiện thể chế.

Các bất cập cần được kịp thời gửi về Bộ TN&MT để nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện thể chế

(PLVN) - Thứ trưởng Lê Minh Ngân đề nghị, các Sở TN&MT khẩn trương tham mưu UBND, HĐND tỉnh xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương đối với các nội dung đã được giao trong Luật Đất đai năm 2024 để việc triển khai thực hiện pháp luật đất đai được kịp thời và đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.