Giãn dân phố cổ Hà Nội: Dài cổ chờ nhà

(PLO) - Theo đề án giãn dân phố cổ, quý I/2017, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) sẽ di chuyển 1.530 hộ dân đầu tiên sang khu nhà ở thuộc khu đô thị Việt Hưng. Nhưng đến nay, dự án vẫn chưa lựa chọn được nhà đầu tư, thậm chí nguy cơ phải thay đổi lại thiết kế.
Các khu đất xây dựng khu nhà ở giãn dân phố cổ cỏ mọc um tùm chưa biết bao giờ có nhà. Ảnh: Tú Anh
Các khu đất xây dựng khu nhà ở giãn dân phố cổ cỏ mọc um tùm chưa biết bao giờ có nhà. Ảnh: Tú Anh

Nguy cơ phải làm lại thiết kế

Đề án giãn dân phố cổ khu vực quận Hoàn Kiếm đã được nhen nhóm từ năm 1998. Thế nhưng mãi đến năm 2013, đề án này mới được Hà Nội phê duyệt và chấp thuận cơ chế đầu tư xây dựng khu nhà ở giãn dân phố cổ tại khu đô thị mới Việt Hưng (quận Long Biên). Trong đó, xác định 4 dự án thành phần gồm: Dự án xây dựng hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị; xây dựng hạ tầng xã hội; xây dựng nhà ở giãn dân; xây dựng công trình hỗn hợp.

Ngày 27/3/2015, UBND quận Hoàn Kiếm đã tiến hành khởi công dự án xây dựng hạ tầng xã hội khu nhà ở giãn dân gồm công trình nhà trẻ mẫu giáo được xây dựng trên ô đất 2.012m2 (cao 3 tầng với quy mô 400 cháu). Hiện nay công trình nhà trẻ mẫu giáo đã thi công xong, nhưng dự án thành phần quan trọng nhất là khu nhà ở giãn dân để đưa dân sang sinh sống vẫn phải chờ.

Cụ thể, khu nhà ở giãn dân gồm 16 tòa nhà chung cư cao 9 tầng đến nay vẫn là những khu đất trống cỏ mọc um tùm chưa biết ngày hoàn thành. “Hiện khu đất xây dựng nhà ở giãn dân đã có mặt bằng “sạch”, đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, nằm trong một khu đô thị mới đồng bộ hạ tầng như Việt Hưng, hơn nữa thị trường bất động sản đang tốt thì việc lựa chọn nhà đầu tư không phải là việc quá khó lúc này. Nhưng hiện nay vẫn đang phải chờ vì vừa qua các cơ quan chuyên môn và thành phố có ý kiến trong việc thiết kế liên quan đến tầng hầm”, vị cán bộ Ban Quản lý dự án di dân phố cổ nói.

Tại cuộc làm việc với Thành ủy Hà Nội vừa qua, Bí thư Quận ủy quận Hoàn Kiếm Hoàng Công Khôi đã đề nghị thành phố Hà Nội sớm phê duyệt dự án khu nhà ở giãn dân để lựa chọn chủ đầu tư xây dựng. Theo ông Khôi, dự án đã chuẩn bị từ lâu, bây giờ nếu phải thiết kế lại dự án này thì rất khó khăn.

“Thiết kế đã hoàn chỉnh rồi, công sức mấy năm liền mà bây giờ lại yêu cầu thiết kế lại, tăng tầng hầm rồi tăng chiều cao thì khó khăn lắm. Hơn nữa trước mắt ở bên đấy cũng không cần phải tăng tầng hầm. Bây giờ đang xây dựng 1 tầng hầm nếu tăng tầng hầm thì suất đầu tư tăng lên rất lớn và lúc đấy nhà đầu tư cũng hoảng. Còn người dân di dời sang đó chịu không nổi khi suất đầu tư tăng lên, giá nhà bán sẽ tăng”, ông Khôi phân tích.  

Phải chờ đến bao giờ?

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng, dự án giãn dân phố cổ thành phố đã có kết luận xung quanh việc triển khai thực hiện khu nhà ở giãn dân. Ông Hùng cho rằng, trước khi quyết định thành phố đã xem xét kỹ lưỡng để thực hiện dự án tốt hơn. Ở đây quận Hoàn Kiếm “sốt ruột” bởi dự án đang triển khai quy mô như thế, nhưng khi thành phố quyết định xem xét việc điều chỉnh quy mô và tầng hầm đã được tính toán.

“Việc bố trí thêm tầng hầm ở dự án là để giải quyết nhu cầu trước mắt và lâu dài. Để thực hiện tốt, thành phố đã giao các sở ngành chuyên môn xem xét để được giải quyết nhanh nhất, còn vấn đề nhà đầu tư thì thành phố sẽ có chỉ đạo để quận lựa chọn. Và chắc chắn nhà đầu tư mạnh cũng rất muốn làm việc này, vì vào làm công trình quy mô tầm cỡ thì hơn công trình nhỏ. Đấy là điều mà các bên thống nhất với nhau để sớm có điều chỉnh đối với dự án giãn dân phố cổ”, ông Hùng nói. 

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng, việc thành phố đã chỉ đạo xem xét lại thiết kế tăng tầng hầm cho các tòa nhà cao tầng khu giãn dân phố cổ là cần thiết. Thành phố yêu cầu đầu tư nhà chung cư là phải đáp ứng cho nhu cầu đỗ xe cho người dân ở trong khu chung cư đấy. Đồng thời phải bảo đảm chỗ để xe công cộng cho khu vực xung quanh. Với tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân như hiện nay, đặc biệt là ôtô cá nhân nếu không hết sức quyết liệt giải quyết về giao thông, về giao thông tĩnh, trong đó việc tăng tầng hầm ở các nhà cao tầng thì sẽ trở thành thảm họa giao thông, thảm họa về đô thị. 

Trao đổi với phóng viên, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội cho rằng, việc giãn dân phố cổ người dân Thủ đô đã chờ 18 năm nay rồi nhưng không biết còn phải chờ bao lâu nữa. “Khu phố cổ hiện nay mật độ dân số quá lớn, áp lực cho môi trường sống nên việc giãn dân là cần thiết và phải làm nhanh khu nhà ở để di dân sang. Đối với khu phố cổ hiện nay phải xử lý, cải tạo chung cư cũ, nhà cũ theo hướng giãn dân. Đặc biệt, phải có những cơ chế hiệu quả để kiểm soát và ngăn ngừa khả năng tăng dân số trở lại”, ông Nghiêm phân tích.

Đề án giãn dân phố cổ quận Hoàn Kiếm được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 với khu đất có diện tích 11,12 ha tại khu đô thị Việt Hưng sẽ phục vụ di dời 1.530 hộ dân; Giai đoạn 2, quận đề nghị thành phố bố trí quỹ đất khoảng 30 ha để di dời 5.020 hộ dân. Theo kế hoạch việc thực hiện Đề án sẽ kết thúc vào năm 2020.

Theo Tiền Phong
Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.
Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.