Gian thương đội lốt “hiến đất”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vấn nạn gian thương lợi dụng chính sách “hiến đất làm đường” cần được các địa phương hết sức cảnh giác, đặc biệt là với những đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM… nơi đất đai có giá trị cao.
Khu đất rộng 36 ha ở xã Đam B'ri, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng bị san lấp, phân lô, bán nền dưới tên dự án Làng sinh thái nghỉ dưỡng La Mélodie.
Khu đất rộng 36 ha ở xã Đam B'ri, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng bị san lấp, phân lô, bán nền dưới tên dự án Làng sinh thái nghỉ dưỡng La Mélodie.

Trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là hiện đại hóa nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông luôn là yêu cầu cấp thiết.

Có lẽ từ trước khi Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 26/NQ-TW “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” ngày 5/8/2008; trước khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trong Quyết định 491/QÐ-TTg ngày 16/4/2009; thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tại nhiều nơi đã xuất phát những điểm sáng hiến đất làm đường.

Nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đã được huy động và ưu tiên từ nhiều nguồn khác nhau, từ ngân sách nhà nước Trung ương và địa phương, vốn ODA; từ huy động người dân, doanh nghiệp khai thác quỹ đất; vận động nhân dân hiến đất làm đường mới và mở rộng đường cũ; nhân rộng mô hình Nhà nước hỗ trợ vật tư, vật liệu, nhân dân đóng góp công sức; sử dụng tư vấn giám sát cộng đồng…

Có thể nói chủ trương vận động nhân dân hiến đất làm đường là chủ trương rất đúng đắn, rất ý nghĩa. Như tại TP HCM, theo một báo cáo, hơn 20 năm qua, người dân đã hiến hơn 5,3 triệu m2 đất, giá trị hơn 10.000 tỷ đồng mở rộng hàng nghìn tuyến hẻm, giúp thuận tiện đi lại.

Cụ thể, trong chương trình này, hơn 168.000 hộ dân đã hiến đất, cho khoảng 5.200 công trình mở rộng đường, hẻm và 119 dự án khác ở khắp thành phố. Người dân còn đóng góp khoảng 458 tỷ đồng góp phần mở rộng hẻm. Hẻm được mở rộng ngoài giúp đi lại thuận tiện còn nâng cao đời sống nguời dân, hạn chế ngập, giúp xe cứu thương, chữa cháy vào sâu khi có người bệnh, sự cố hỏa hoạn. Hẻm thông thoáng, khang trang khiến giá đất tăng cao so với trước.

Thế nhưng rất đau xót khi gần đây đã xảy ra tình trạng một số đối tượng tại một số địa phương lợi dụng chủ trương tốt đẹp này, thâu tóm một diện tích lớn từ hàng ngàn đến hàng chục ngàn m2 đất nông nghiệp, sau đó xin “hiến đất” làm đường giao thông trong khu đất này.

Sau khi được tự làm đường giao thông, các đối tượng có cớ để xin chuyển đổi đất trong khu vực lên thổ cư, trục lợi đầy túi tham, phá nát quy hoạch khu vực, tạo ra tình trạng bát nháo, lệch lạc trong thị trường bất động sản…

Bài học hàng loạt “dự án ma” mọc lên tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) với chiêu trò nêu trên là một ví dụ cay đắng.

“Căn bệnh” trên hiện đã lan tới Bình Định. Trong cuộc họp về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, ngày 13/7 vừa qua, một lãnh đạo tỉnh lưu ý, hiện một số địa phương, nhất là tại huyện Phù Mỹ, có hiện tượng một số người dân hiến đất làm đường, sau đó để phân lô bán nền canh tác, “trục lợi chính sách”.

Cũng phải sòng phẳng đặt câu hỏi, xảy ra vấn nạn nêu trên, là do các đối tượng vi phạm “lách luật” quá cao tay, hay còn do cán bộ thẩm quyền địa phương “mắt nhắm, mắt mở”?

Tại Bảo Lộc, hàng loạt cán bộ đã bị đình chỉ để xử lý. Phải khẳng định rằng nếu không có sự tiếp tay của một số cán bộ thẩm quyền, thì các chủ đất nông nghiệp không thể dễ dàng “hô biến” những cánh đồng, những đồi chè thành các “dự án ma”. Theo quy định pháp luật, chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở không phải cứ muốn là được, mà còn phải phù hợp quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, đảm bảo các điều kiện tách thửa rất chặt chẽ, rõ ràng…

Vấn nạn gian thương lợi dụng chính sách “hiến đất làm đường” cần được các địa phương hết sức cảnh giác, đặc biệt là với những đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM… nơi đất đai có giá trị cao. Công an các địa phương thậm chí cần khởi tố các đối tượng để điều tra hành vi vi phạm quy định về sử dụng đất và vi phạm quy định về quản lý đất; để xử lý nghiêm các đối tượng dám nhiễu nhương làm ảnh hưởng một chủ trương đúng đắn tốt đẹp của Đảng, Nhà nước.

Rà soát dự án Khu công viên văn hóa và đô thị Đà Lạt

Rà soát dự án Khu công viên văn hóa và đô thị Đà Lạt

(PLVN) - Cùng với việc làm rõ có hay không và căn cứ pháp lý của việc chuyển đổi công năng diện tích đất hơn 10.600m2 , UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các cơ quan chuyên môn rà soát việc chuyển nhượng một phần dự án tại dự án Khu công viên văn hóa và đô thị thành phố Đà Lạt do do Công ty cổ phần địa ốc Trung Nam làm chủ đầu tư.
Ảnh minh họa

TP Hồ Chí Minh tìm cách cải thiện chất lượng chỗ ở cho công nhân

(PLVN) - Tại chương trình công nhân gặp gỡ lãnh đạo TP do Liên đoàn Lao động TP HCM tổ chức mới đây, nhiều công nhân cho biết rất khó khăn khi tiếp cận nhà ở xã hội (NƠXH), nguồn cung khan hiếm. "Chúng tôi chỉ nghe NƠXH trên tivi, báo đài, thực sự không biết dự án ở đâu, mua thế nào, vay vốn ra sao", anh Nguyễn Trần Đăng Minh, công nhân Cty Dịch vụ công ích quận 10 nói.
Tổ hợp căn hộ 'chuẩn khách sạn ven sông Sài Gòn' - Sunshine Sky City cất nóc tòa S4

Tổ hợp căn hộ 'chuẩn khách sạn ven sông Sài Gòn' - Sunshine Sky City cất nóc tòa S4

(PLVN) - Ngày 11/5/2024, Sunshine Group và Tổng thầu xây dựng SCG đã tổ chức thành công Lễ cất nóc tòa S4 dự án Sunshine Sky City. Cùng với kế hoạch chuẩn bị cất nóc 2 tòa tiếp theo (S2 - tháng 6 và S3 - tháng 7), đây là những cột mốc thực tế ghi nhận thành quả tiến độ đã trở thành “điểm sáng thi công” của dự án tại TP HCM trong suốt thời gian qua.
Đô thị biển Regal Legend hút làn sóng đầu tư phía Bắc nhờ mô hình 'Bất động sản dòng tiền'

Đô thị biển Regal Legend hút làn sóng đầu tư phía Bắc nhờ mô hình 'Bất động sản dòng tiền'

(PLVN) -  Đón 5.000 - 10.000 lượt khách/ngày, doanh thu thương mại tăng đột biến, Regal Legend đang trở thành “bến đỗ” của giới đầu tư phía Bắc, đặc biệt làn sóng đầu tư mạnh mẽ hơn bao giờ hết trước những thông tin về dòng sản phẩm bất động sản dòng tiền sắp ra mắt trong thời gian tới.
Ảnh minh họa: Gia Thịnh

Lâm Đồng rà soát các dự án phân lô, bán nền

(PLVN) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở Tài chính, UBND TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc đã được UBND tỉnh chấp thuận cho phép khu vực được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt.
Thị trường BĐS kỳ vọng khởi sắc khi các quy định mới đi vào cuộc sống. (Ảnh: VGP)

Sớm đưa 3 luật liên quan bất động sản vào cuộc sống: Gỡ khó cho thị trường, thúc đẩy kinh tế phát triển

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) 2023 và Luật Đất đai 2024 đều có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025, tuy nhiên các Luật này đang được kỳ vọng sẽ được thi hành trước 6 tháng (từ 1/7/2024) để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Tọa đàm “Quy định mới về NOXH: từ chính sách đến thực thi” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 10/5

Quy định mới về nhà ở xã hội: Hiện thực hóa tinh thần Luật Nhà ở (sửa đổi)

(PLVN) - Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Tuy nhiên để sớm đưa những chính sách tốt đẹp về nhà ở nói chung và nhà ở xã hội (NOXH) nói riêng đi vào cuộc sống, Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn và đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi) sớm hơn 6 tháng…