“Gỡ rối” cho thị trường bất động sản

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Tại Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra; các báo cáo cho thấy những giải pháp vĩ mô phát triển thị trường bất động sản (BĐS) đúng hướng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đã chứng tỏ hiệu quả.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước công bố tại Hội nghị cho thấy khả năng hấp thụ tín dụng của thị trường BĐS đang suy giảm, chiếm khoảng 21% tín dụng chung. Trong 10 tháng đầu năm nay, tín dụng địa ốc tăng 6,75%, thấp hơn mức tăng trưởng chung là 6,96%.

Dư nợ kinh doanh BĐS 10 tháng đầu năm đạt 23,1%, vượt cả năm 2022. Đây là mức tăng rất cao, gấp gần 3 lần tăng trưởng tín dụng chung. Tuy nhiên, dư nợ tiêu dùng, tự sử dụng BĐS lại giảm, là lần đầu tiên giảm trong 3 năm gần đây. Số liệu trên cho thấy tín dụng đang tập trung vào phía cung thị trường, tức các nhà phát triển, đầu tư BĐS và nhu cầu mua nhà ở chưa được khách hàng ưu tiên hiện tại.

Lý do Ngân hàng Nhà nước nêu ra là cơ cấu sản phẩm không hợp lý, dư thừa nguồn cung cao cấp, thiếu nhà ở giá rẻ phù hợp với nhu cầu phần đông người dân. Trong khi đó, một số dự án gặp khó về pháp lý nên không đáp ứng được điều kiện tín dụng, dẫn tới khó tiếp cận nguồn vốn. Một số liệu đáng lưu ý khác, tỷ lệ nợ xấu lĩnh vực BĐS đạt 2,9%, có chiều hướng gia tăng so với cuối năm ngoái.

Thực tế nêu trên cho thấy những giải pháp vĩ mô của Nhà nước để điều chỉnh, phát triển thị trường BĐS an toàn, lành mạnh, bền vững, đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Tại Hội nghị, Thủ tướng nêu rõ các DN BĐS đang “kêu khó” nhưng vẫn muốn giữ giá bán như cũ trong bối cảnh thị trường khó khăn, thì khó có thể giải quyết. Trước tiên, DN BĐS cần cơ cấu lại phân khúc hợp lý thị trường, hạ giá thành.

Phân tích thêm, Thủ tướng cho rằng một số DN BĐS đang “kêu khó” tiếp cận vốn. Nhưng trong những năm qua, BĐS tăng giá nói chung, nếu khó khăn mà vẫn muốn giữ giá bán như cũ, vẫn đòi hỏi “một chiều” thì liệu đã có trách nhiệm chung chưa? Theo Thủ tướng, lúc bình thường thì có chính sách bình thường, lúc không bình thường phải có chính sách không bình thường. Lúc khó khăn phải có chính sách trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” mới là phù hợp, đúng đắn, thúc đẩy được sự phát triển.

“Các DN BĐS phải cơ cấu lại phân khúc và giá thành sản phẩm. Qua hai hội nghị về BĐS, Thủ tướng đã đề nghị điều này, nhưng đến nay chưa được triển khai tích cực”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Còn một vấn đề nữa, vậy nếu DN BĐS vẫn chưa chịu hạ giá và cơ cấu lại phân khúc, thì những người hiện có nhu cầu cấp bách về nhà ở, có nhu cầu mua nhà để ở thực, thì sẽ làm sao? Đây là điều mà chính sách vĩ mô đã dự định. Vì vậy, tại Hội nghị, Thủ tướng yêu cầu các ngân hàng tiếp tục chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ. Xử lý nghiêm các ngân hàng đưa thêm các điều kiện, yêu cầu không đúng quy định, gây khó khăn cho việc tiếp cận vốn tín dụng của DN đầu tư dự án BĐS và người mua nhà.

Cùng với sự vận động của cơ chế thị trường, kèm những chính sách linh hoạt, rõ ràng như trên; nhất định thị trường BĐS sớm hoàn toàn an toàn, lành mạnh, bền vững như mục tiêu Chính phủ đã đặt ra và người dân kỳ vọng.

Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…
Ảnh minh hoạ.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất năm 2025. Chính sách này được xây dựng trên tinh thần thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và tạo đà cho mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.